Hoàn thiện cơ bản mạng lưới giao thông vận tải thiết yếu là một trong những mục tiêu được đặt ra trong dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa bổ sung hoàn chỉnh và báo cáo Chính phủ.
Việc hoàn thiện cơ bản mạng lưới giao thông vận tải thiết yếu trong 5 năm tới là để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các vùng và với các nước trong khu vực.
Cùng với đẩy mạnh đầu tư nâng cấp, bảo trì các công trình hiện có và xây dựng mới các công trình kết cấu hạ tầng giao thông mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội như đường cao tốc, cảng biển cửa ngõ, cảng trung chuyển quốc tế, cảng hàng không quốc tế lớn..., trong giai đoạn này, ngành giao thông còn tập trung đầu tư hoàn thành một số tuyến đường bộ cao tốc như Hà Nội-Vinh (đoạn Ninh Bình-Thanh Hóa); Hà Nội-Hải Phòng; Đà Nẵng-Dung Quất; Trung Lương-Cần Thơ; Thành phố Hồ Chí Minh-Dầu Giây gắn với hoàn thành một số tuyến kết nối hai Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với khu vực lân cận.
Bên cạnh đó, phát triển hệ thống giao thông vận tải đối ngoại cũng được chú trọng với việc hoàn thiện các tuyến đường vành đai để mở rộng giao thương và hợp tác quốc tế như Hà Nội-Lào Cai; Hà Nội-Lạng Sơn; đường 9 sang Lào; đường 22 từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Campuchia; tuyến Nội Bài-Móng Cái.
Hoàn chỉnh các tuyến đường sắt mới phục vụ phát triển kinh tế, kết nối hệ thống cảng biển, khu công nghiệp; nhanh chóng phát triển vận tải nội đô tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Mặt khác, nâng cấp một số tuyến đường sắt như Hà Nội-Lào Cai; Hà Nội-Hải Phòng; Kép-Cái Lân; Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng tuyến đường sắt Ngọc Hồi-Yên Viên-Như Quỳnh; tuyến đường sắt nội đô Hà Nội-Hà Đông. Xây dựng hệ thống các cầu vượt sông để tạo điều kiện cho nhân dân đi lại.
Từ nay đến năm 2015, hệ thống giao thông đô thị cũng từng bước được hoàn thiện nhằm giải quyết tình trạng ách tắc giao thông ở các đô thị lớn; phát triển đồng bộ hệ thống giao thông vận tải địa phương, phấn đấu 100% xã, cụm xã có đường ôtô đến trung tâm (trừ các xã có địa hình, địa lý đặc biệt khó khăn).
Song song với đó, hệ thống cảng biển được hiện đại hóa bằng việc hoàn thành xây dựng các cảng nước sâu, cảng trung chuyển, áp dụng thiết bị bốc xếp hiện đại để nâng cao năng lực thông qua cảng; tập trung đầu tư xây dựng cảng Lạch Huyện, Hải Phòng làm trung tâm cụm cảng biển phía Bắc và cảng Cái Mép-Thị Vải làm trung tâm cụm cảng biển phía Nam.
Ngoài ra, ngành hàng không còn mở rộng, nâng cấp các sân bay quốc tế và cảng hàng không hiện có. Trong thời gian này không khởi công mới các sân bay và cảng hàng không, chỉ tập trung hiện đại hóa và tăng cường các phương tiện bay; cải thiện chất lượng dịch vụ mặt đất, bảo đảm an toàn bay và hiện đại hóa các hệ thống điều hành bay./.
Việc hoàn thiện cơ bản mạng lưới giao thông vận tải thiết yếu trong 5 năm tới là để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các vùng và với các nước trong khu vực.
Cùng với đẩy mạnh đầu tư nâng cấp, bảo trì các công trình hiện có và xây dựng mới các công trình kết cấu hạ tầng giao thông mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội như đường cao tốc, cảng biển cửa ngõ, cảng trung chuyển quốc tế, cảng hàng không quốc tế lớn..., trong giai đoạn này, ngành giao thông còn tập trung đầu tư hoàn thành một số tuyến đường bộ cao tốc như Hà Nội-Vinh (đoạn Ninh Bình-Thanh Hóa); Hà Nội-Hải Phòng; Đà Nẵng-Dung Quất; Trung Lương-Cần Thơ; Thành phố Hồ Chí Minh-Dầu Giây gắn với hoàn thành một số tuyến kết nối hai Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với khu vực lân cận.
Bên cạnh đó, phát triển hệ thống giao thông vận tải đối ngoại cũng được chú trọng với việc hoàn thiện các tuyến đường vành đai để mở rộng giao thương và hợp tác quốc tế như Hà Nội-Lào Cai; Hà Nội-Lạng Sơn; đường 9 sang Lào; đường 22 từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Campuchia; tuyến Nội Bài-Móng Cái.
Hoàn chỉnh các tuyến đường sắt mới phục vụ phát triển kinh tế, kết nối hệ thống cảng biển, khu công nghiệp; nhanh chóng phát triển vận tải nội đô tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Mặt khác, nâng cấp một số tuyến đường sắt như Hà Nội-Lào Cai; Hà Nội-Hải Phòng; Kép-Cái Lân; Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng tuyến đường sắt Ngọc Hồi-Yên Viên-Như Quỳnh; tuyến đường sắt nội đô Hà Nội-Hà Đông. Xây dựng hệ thống các cầu vượt sông để tạo điều kiện cho nhân dân đi lại.
Từ nay đến năm 2015, hệ thống giao thông đô thị cũng từng bước được hoàn thiện nhằm giải quyết tình trạng ách tắc giao thông ở các đô thị lớn; phát triển đồng bộ hệ thống giao thông vận tải địa phương, phấn đấu 100% xã, cụm xã có đường ôtô đến trung tâm (trừ các xã có địa hình, địa lý đặc biệt khó khăn).
Song song với đó, hệ thống cảng biển được hiện đại hóa bằng việc hoàn thành xây dựng các cảng nước sâu, cảng trung chuyển, áp dụng thiết bị bốc xếp hiện đại để nâng cao năng lực thông qua cảng; tập trung đầu tư xây dựng cảng Lạch Huyện, Hải Phòng làm trung tâm cụm cảng biển phía Bắc và cảng Cái Mép-Thị Vải làm trung tâm cụm cảng biển phía Nam.
Ngoài ra, ngành hàng không còn mở rộng, nâng cấp các sân bay quốc tế và cảng hàng không hiện có. Trong thời gian này không khởi công mới các sân bay và cảng hàng không, chỉ tập trung hiện đại hóa và tăng cường các phương tiện bay; cải thiện chất lượng dịch vụ mặt đất, bảo đảm an toàn bay và hiện đại hóa các hệ thống điều hành bay./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)