Ngày 4/8, Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 17 các nước tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) đã khai mạc tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia.
Hội nghị nhằm thông qua lần cuối Khuôn khổ Chiến lược GMS 2012-2022 trước khi trình lên các nhà lãnh đạo ký tại cuộc họp cấp cao diễn ra ở Myanmar vào tháng 12 tới.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Thương mại nước chủ nhà Cham Prasidh nêu rõ Khuôn khổ Chiến lược GMS 2012 - 2022 sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào các hoạt động đầu tư hạ tầng vật chất, mở rộng và củng cố các hoạt động phát triển hành lang kinh tế trong khu vực, tạo thuận lợi cho hoạt động giao thông, thương mại, phát triển nhân lực, bảo vệ các nguồn tài nguyên chung, thúc đẩy hợp tác giữa khu vực tư nhân và các đối tác phát triển nhằm hiện thực hóa những vấn đề cũng như yêu cầu đặt ra trong chương trình của GMS.
Theo Bộ trưởng Cham Prasidh, trong hai thập kỷ qua, các nước trong khu vực GMS đã đạt được thành công đáng kể trong lĩnh vực hợp tác. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm nhằm đảm bảo chương trình hợp tác kinh tế GMS sẽ tiếp tục phát triển tương xứng với tiềm năng của nó.
Do vậy, Khuôn khổ Chiến lược GMS 2012 - 2022 sẽ tiếp tục là "kim chỉ nam" định hướng cho các nước trong lĩnh vực hợp tác kinh tế.
Chương trình hợp tác kinh tế GMS được thành lập từ năm 1992 với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Chương trình đề ra chín lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác, bao gồm nông nghiệp, năng lượng, môi trường, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư, viễn thông, du lịch, giao thông và hạ tầng giao thông, và thúc đẩy thương mại.
Cho đến nay, chương trình đã đi qua hai chặng đầu tiên (1992-2002, 2002-2012), góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực.
Khu vực GMS gồm các nước Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam./.
Hội nghị nhằm thông qua lần cuối Khuôn khổ Chiến lược GMS 2012-2022 trước khi trình lên các nhà lãnh đạo ký tại cuộc họp cấp cao diễn ra ở Myanmar vào tháng 12 tới.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Thương mại nước chủ nhà Cham Prasidh nêu rõ Khuôn khổ Chiến lược GMS 2012 - 2022 sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào các hoạt động đầu tư hạ tầng vật chất, mở rộng và củng cố các hoạt động phát triển hành lang kinh tế trong khu vực, tạo thuận lợi cho hoạt động giao thông, thương mại, phát triển nhân lực, bảo vệ các nguồn tài nguyên chung, thúc đẩy hợp tác giữa khu vực tư nhân và các đối tác phát triển nhằm hiện thực hóa những vấn đề cũng như yêu cầu đặt ra trong chương trình của GMS.
Theo Bộ trưởng Cham Prasidh, trong hai thập kỷ qua, các nước trong khu vực GMS đã đạt được thành công đáng kể trong lĩnh vực hợp tác. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm nhằm đảm bảo chương trình hợp tác kinh tế GMS sẽ tiếp tục phát triển tương xứng với tiềm năng của nó.
Do vậy, Khuôn khổ Chiến lược GMS 2012 - 2022 sẽ tiếp tục là "kim chỉ nam" định hướng cho các nước trong lĩnh vực hợp tác kinh tế.
Chương trình hợp tác kinh tế GMS được thành lập từ năm 1992 với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Chương trình đề ra chín lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác, bao gồm nông nghiệp, năng lượng, môi trường, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư, viễn thông, du lịch, giao thông và hạ tầng giao thông, và thúc đẩy thương mại.
Cho đến nay, chương trình đã đi qua hai chặng đầu tiên (1992-2002, 2002-2012), góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực.
Khu vực GMS gồm các nước Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam./.
(TTXVN/Vietnam+)