Ngày 1/11, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị khoa học điều dưỡng lần thứ IV với chủ đề "Hội nghị quốc tế chuyên đề chăm sóc vết thương của điều dưỡng" với sự tham gia của hàng chục điều dưỡng viên trong nước và các chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực này.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên khẳng định hội nghị là diễn đàn khoa học chuyên sâu về điều dưỡng và các nghiên cứu khoa học mới nhất, cũng là dịp để các điều dưỡng viên học tập, trao đổi kinh nghiệm cải tiến về thực hành chăm sóc người bệnh; giúp bệnh nhân sớm phục hồi...
Chăm sóc vết thương là công việc điều dưỡng thường làm hàng ngày ở các khoa phòng trong bệnh viện. Chăm sóc vết thương là kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc người bệnh của điều dưỡng. Việc chăm sóc vết thương giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh, giảm thời gian điều trị, giảm chi phí và sự đau đớn, khó chịu; giảm được vấn đề sử dụng thuốc gây các tác dụng phụ tiềm tàng... Công việc này rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều loại vết thương. Việc nhận định và đánh giá tình trạng vết thương, có kế hoạch và thực hành đúng góp phần thúc đẩy quá trình lành vết thương của người bệnh.
Theo kết quả đánh giá sơ bộ thực trạng chăm sóc vết thương tại phòng hồi tỉnh, Khoa gây mê hồi sức, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2012, tỷ lệ điều dưỡng không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn, đảm bảo an toàn người bệnh là khá cao với 68,5% số điều dưỡng mắc lỗi khi rửa tay thường quy, 34% số điều dưỡng không nhận định được tình trạng người bệnh...
Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm trùng vết thương chỉ có 1,37% do người bệnh nằm điều trị tại phòng với thời gian ngắn, không theo dõi được khi người bệnh ra viện...
Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày 21 đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có 15 đề tài của các điều dưỡng viên Việt Nam và 6 đề tài của các chuyên gia nước ngoài đến từ Australia và Pháp.
Nhiều bài báo cáo đã thu hút được sự quan tâm của các đại biểu như: "Đánh giá kết quả thực hiện chăm sóc vết thương của nhóm điều dưỡng tham gia chương trình đào tạo giảng viên lâm sàng tại bệnh viện Việt Đức;" "Đáng giá sơ bộ thực trạng chăm sóc vết thương tại phòng Hồi tỉnh bệnh viện Việt Đức năm 2012;" "Cách đánh giá và xử lý chăm sóc vết thương;" "Chăm sóc vết thương tiết dịch nhiễm khuẩn".../.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên khẳng định hội nghị là diễn đàn khoa học chuyên sâu về điều dưỡng và các nghiên cứu khoa học mới nhất, cũng là dịp để các điều dưỡng viên học tập, trao đổi kinh nghiệm cải tiến về thực hành chăm sóc người bệnh; giúp bệnh nhân sớm phục hồi...
Chăm sóc vết thương là công việc điều dưỡng thường làm hàng ngày ở các khoa phòng trong bệnh viện. Chăm sóc vết thương là kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc người bệnh của điều dưỡng. Việc chăm sóc vết thương giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh, giảm thời gian điều trị, giảm chi phí và sự đau đớn, khó chịu; giảm được vấn đề sử dụng thuốc gây các tác dụng phụ tiềm tàng... Công việc này rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều loại vết thương. Việc nhận định và đánh giá tình trạng vết thương, có kế hoạch và thực hành đúng góp phần thúc đẩy quá trình lành vết thương của người bệnh.
Theo kết quả đánh giá sơ bộ thực trạng chăm sóc vết thương tại phòng hồi tỉnh, Khoa gây mê hồi sức, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2012, tỷ lệ điều dưỡng không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn, đảm bảo an toàn người bệnh là khá cao với 68,5% số điều dưỡng mắc lỗi khi rửa tay thường quy, 34% số điều dưỡng không nhận định được tình trạng người bệnh...
Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm trùng vết thương chỉ có 1,37% do người bệnh nằm điều trị tại phòng với thời gian ngắn, không theo dõi được khi người bệnh ra viện...
Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày 21 đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có 15 đề tài của các điều dưỡng viên Việt Nam và 6 đề tài của các chuyên gia nước ngoài đến từ Australia và Pháp.
Nhiều bài báo cáo đã thu hút được sự quan tâm của các đại biểu như: "Đánh giá kết quả thực hiện chăm sóc vết thương của nhóm điều dưỡng tham gia chương trình đào tạo giảng viên lâm sàng tại bệnh viện Việt Đức;" "Đáng giá sơ bộ thực trạng chăm sóc vết thương tại phòng Hồi tỉnh bệnh viện Việt Đức năm 2012;" "Cách đánh giá và xử lý chăm sóc vết thương;" "Chăm sóc vết thương tiết dịch nhiễm khuẩn".../.
Thu Phương (TTXVN)