Hội thảo khoa học quốc tế Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập do Đại học Quốc gia Hà Nội và Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp tổ chức đã khai mạc ngày 18/3 tại Hà Nội.
Hội thảo quy tụ các chức sắc tôn giáo và các nhà nghiên cứu khoa học, học giả đến từ nhiều trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu tôn giáo trong nước và quốc tế.
Khai mạc hội thảo, Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định Phật giáo là tôn giáo có lịch sử lâu đời, luôn gần gũi với nhân dân và đồng hành cùng dân tộc. Triết lý tương thân, tương ái là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Phật giáo ở Việt Nam.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Phật giáo không chỉ động viên sẻ chia những nỗi khổ của người Việt mà còn là khí cụ để liên kết dân chúng lại với nhau, tạo nên các phong trào đấu tranh yêu nước mà sự kiện Lý Nam Đế đánh thắng quân xâm lược, xây dựng nên nước Vạn Xuân là một minh chứng cụ thể. Lịch sử đã ghi nhận những đóng góp hết sức to lớn của Phật giáo, công lao của các bậc đại sư, thánh sư, một trong những số đó là Quốc sư Khuông Việt (thế danh Ngô Chân Lưu). Việc tổ chức cuộc hội thảo này là nghĩa cử của hậu thế với những đóng góp của các bậc tiền nhân, các bậc thánh tăng.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhận định tăng thống, Quốc sư, nhà văn hóa-quân sự-ngoại giao Khuông Việt đã khắc ghi đậm nét trong lịch sử Việt Nam, lịch sử Phật giáo như là một biểu trưng sống động về truyền thống đạo pháp gắn bó cùng dân tộc, về tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam.
Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu, các học giả đã cùng trao đổi, thảo luận hai chuyên đề: Quốc sư Khuông Việt: thời đại, cuộc đời, sự nghiệp và đóng góp; Phật giáo Việt Nam: truyền thống và hiện đại.
Hội thảo đã làm sáng rõ hơn những vấn đề của lịch sử, những đóng góp của Quốc sư và của Phật giáo đối với những thành tựu của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử.
Theo Phó giáo sư-tiến sỹ Trần Lê Bảo, Đại học Quốc gia Hà Nội, trải qua nhiều thăng trầm và biến động xã hội Việt Nam cũng như khu vực và thế giới, Phật giáo Việt Nam ngày nay đã kế thừa và phát huy được những triết lý tốt đẹp và sâu xa từ Tam Tổ Trúc Lâm.
Nhiều phong trào Phật giáo ra đời, nhiều thiền viện mọc lên thu tập nhiều tăng ni, phật tử đến tu trì, hành thiền, nhiều thiền sư dấn thân vì cuộc sống, vì sự nghiệp "tốt đời, đẹp đạo," vì mục đích cao cả khai sáng và giải thoát cho con người, kêu gọi hòa bình cho Việt Nam và thế giới.
Tiến sỹ sử học Polyakov Alexey đến từ Liên bang Nga cho rằng vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị của xã hội Đại Việt thời kỳ đầu kỷ nguyên độc lập là rất lớn.
Trong tham luận của mình, Phó giáo sư-tiến sỹ Lâm Bá Nam và Phó giáo sư-tiến sỹ Vũ Thị Phụng (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội nêu rõ: Quốc sư Khuông Việt (933-1011) là một trong những danh nhân tiêu biểu của đất Việt, là biểu tượng cho vai trò của Phật giáo trong quốc sự.
Với nhãn quan, tài năng và đức độ của mình, Quốc sư xứng đáng đại diện cho tầng lớp tăng lữ, đại diện cho Phật giáo nhập thế Việt Nam. Quốc sư Khuông Việt nhập thế là gần dân và tham gia quốc sự là để vì dân.
Suốt thời gian dài, Quốc sư cùng với một số thiền sư tài giỏi như Đỗ Pháp, Lý Vạn Hạnh, Lý Khánh Văn… đã đem hết tài năng, trí tuệ để tham góp với nhà vua và triều đình một số vấn đề quốc sự.
Thông tuệ về Phật giáo, am hiểu về Nho giáo, Đạo giáo, Ngô Chân Lưu được Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Công Uẩn trọng dụng vào công việc nội trị và ngoại giao./.
Hội thảo quy tụ các chức sắc tôn giáo và các nhà nghiên cứu khoa học, học giả đến từ nhiều trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu tôn giáo trong nước và quốc tế.
Khai mạc hội thảo, Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định Phật giáo là tôn giáo có lịch sử lâu đời, luôn gần gũi với nhân dân và đồng hành cùng dân tộc. Triết lý tương thân, tương ái là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Phật giáo ở Việt Nam.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Phật giáo không chỉ động viên sẻ chia những nỗi khổ của người Việt mà còn là khí cụ để liên kết dân chúng lại với nhau, tạo nên các phong trào đấu tranh yêu nước mà sự kiện Lý Nam Đế đánh thắng quân xâm lược, xây dựng nên nước Vạn Xuân là một minh chứng cụ thể. Lịch sử đã ghi nhận những đóng góp hết sức to lớn của Phật giáo, công lao của các bậc đại sư, thánh sư, một trong những số đó là Quốc sư Khuông Việt (thế danh Ngô Chân Lưu). Việc tổ chức cuộc hội thảo này là nghĩa cử của hậu thế với những đóng góp của các bậc tiền nhân, các bậc thánh tăng.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhận định tăng thống, Quốc sư, nhà văn hóa-quân sự-ngoại giao Khuông Việt đã khắc ghi đậm nét trong lịch sử Việt Nam, lịch sử Phật giáo như là một biểu trưng sống động về truyền thống đạo pháp gắn bó cùng dân tộc, về tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam.
Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu, các học giả đã cùng trao đổi, thảo luận hai chuyên đề: Quốc sư Khuông Việt: thời đại, cuộc đời, sự nghiệp và đóng góp; Phật giáo Việt Nam: truyền thống và hiện đại.
Hội thảo đã làm sáng rõ hơn những vấn đề của lịch sử, những đóng góp của Quốc sư và của Phật giáo đối với những thành tựu của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử.
Theo Phó giáo sư-tiến sỹ Trần Lê Bảo, Đại học Quốc gia Hà Nội, trải qua nhiều thăng trầm và biến động xã hội Việt Nam cũng như khu vực và thế giới, Phật giáo Việt Nam ngày nay đã kế thừa và phát huy được những triết lý tốt đẹp và sâu xa từ Tam Tổ Trúc Lâm.
Nhiều phong trào Phật giáo ra đời, nhiều thiền viện mọc lên thu tập nhiều tăng ni, phật tử đến tu trì, hành thiền, nhiều thiền sư dấn thân vì cuộc sống, vì sự nghiệp "tốt đời, đẹp đạo," vì mục đích cao cả khai sáng và giải thoát cho con người, kêu gọi hòa bình cho Việt Nam và thế giới.
Tiến sỹ sử học Polyakov Alexey đến từ Liên bang Nga cho rằng vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị của xã hội Đại Việt thời kỳ đầu kỷ nguyên độc lập là rất lớn.
Trong tham luận của mình, Phó giáo sư-tiến sỹ Lâm Bá Nam và Phó giáo sư-tiến sỹ Vũ Thị Phụng (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội nêu rõ: Quốc sư Khuông Việt (933-1011) là một trong những danh nhân tiêu biểu của đất Việt, là biểu tượng cho vai trò của Phật giáo trong quốc sự.
Với nhãn quan, tài năng và đức độ của mình, Quốc sư xứng đáng đại diện cho tầng lớp tăng lữ, đại diện cho Phật giáo nhập thế Việt Nam. Quốc sư Khuông Việt nhập thế là gần dân và tham gia quốc sự là để vì dân.
Suốt thời gian dài, Quốc sư cùng với một số thiền sư tài giỏi như Đỗ Pháp, Lý Vạn Hạnh, Lý Khánh Văn… đã đem hết tài năng, trí tuệ để tham góp với nhà vua và triều đình một số vấn đề quốc sự.
Thông tuệ về Phật giáo, am hiểu về Nho giáo, Đạo giáo, Ngô Chân Lưu được Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Công Uẩn trọng dụng vào công việc nội trị và ngoại giao./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)