Ngày 19/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức đã tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam-Đức, với sự tham gia của hơn 400 đại biểu đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Đức đang hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết trong những năm qua, mối quan hệ giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức, nhất là quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước đã có những cải thiện đáng kể. Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Đức chiếm tới 20% lượng hàng xuất khẩu sang EU. Về lĩnh vực đầu tư, hiện nay có 175 dự án đầu tư của Đức vào Việt Nam với khoảng 1 tỷ USD.
Bộ trưởng Bộ Công thương cho rằng các sản phẩm công nghệ của Đức đã và đang được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá cao. Các thương hiệu như Siemens, Metro Cash & Carry, Bosch… đã trở nên quen thuộc tại Việt Nam.
Hai nước đang tiếp tục và sẽ là đối tác quan trọng của nhau. Có nhiều lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác, trong đó có những lĩnh vực Việt Nam cần sự quan tâm, giúp đỡ của Đức như nâng cao năng lực xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực. Ngoài ra, Việt Nam và Đức có thể hợp tác ở quy mô lớn hơn trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, năng lượng, dịch vụ…
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định rằng với chính sách cởi mở, định hướng rõ ràng của Chính phủ về phát triển kinh tế, mục tiêu vì an sinh xã hội, Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức có cơ hội trao đổi, thống nhất hợp tác giữa hai bên. Đặc biệt khi Việt Nam có nhiều lợi thế như với số dân hơn 87 triệu người và được đánh giá là thị trường bán lẻ năng động trên thế giới; có nguồn lao động dồi dào; nhất là khi đầu tư vào Việt Nam cũng đồng nghĩa với đầu tư vào thị trường có 600 triệu dân của 10 nước ASEAN. Ngoài ra, khi Việt Nam và EU đàm phán thành công về Hiệp định thương mại tự do, sẽ tạo điều kiện rất lớn cho doanh nghiệp hai nước.
Tại diễn đàn, ông Philipp Rosler, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ Cộng hòa Liên bang Đức, cho rằng vào tháng 10/2011, hai Chính phủ đã có tuyên bố chung về nâng tầm quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược và nhiệm vụ của chúng ta hôm nay là thực hiện xây dựng mối quan hệ này, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Phái đoàn kinh tế của Đức đến Việt Nam lần này, hầu hết là các ngành có tính chất chủ chốt như an ninh lương thực, năng lượng tái tạo, thực phẩm, y tế, giáo dục.
Ông Philipp Rosler nhấn mạnh rằng chúng tôi có mặt tại đây nhằm củng cố sự tin cậy lẫn nhau trong lĩnh vực kinh tế cũng như về mọi mặt; khẳng định ủng hộ việc có một Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam. Đây là cơ sở để hai bên hiểu nhau, hợp tác với nhau trên bình diện kinh tế. Nếu hai bên làm việc trong một khung pháp lý vững chắc sẽ tạo thành công cho cả hai bên về lâu dài.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề như đào tạo nghề cho ngành công nghiệp và các doanh nghiệp - yếu tố quan trọng cho sự đổi mới và phát triển; phát triển công nghệ trong lĩnh vực chế biến thực phẩm nông nghiệp./.
Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết trong những năm qua, mối quan hệ giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức, nhất là quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước đã có những cải thiện đáng kể. Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Đức chiếm tới 20% lượng hàng xuất khẩu sang EU. Về lĩnh vực đầu tư, hiện nay có 175 dự án đầu tư của Đức vào Việt Nam với khoảng 1 tỷ USD.
Bộ trưởng Bộ Công thương cho rằng các sản phẩm công nghệ của Đức đã và đang được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá cao. Các thương hiệu như Siemens, Metro Cash & Carry, Bosch… đã trở nên quen thuộc tại Việt Nam.
Hai nước đang tiếp tục và sẽ là đối tác quan trọng của nhau. Có nhiều lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác, trong đó có những lĩnh vực Việt Nam cần sự quan tâm, giúp đỡ của Đức như nâng cao năng lực xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực. Ngoài ra, Việt Nam và Đức có thể hợp tác ở quy mô lớn hơn trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, năng lượng, dịch vụ…
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định rằng với chính sách cởi mở, định hướng rõ ràng của Chính phủ về phát triển kinh tế, mục tiêu vì an sinh xã hội, Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức có cơ hội trao đổi, thống nhất hợp tác giữa hai bên. Đặc biệt khi Việt Nam có nhiều lợi thế như với số dân hơn 87 triệu người và được đánh giá là thị trường bán lẻ năng động trên thế giới; có nguồn lao động dồi dào; nhất là khi đầu tư vào Việt Nam cũng đồng nghĩa với đầu tư vào thị trường có 600 triệu dân của 10 nước ASEAN. Ngoài ra, khi Việt Nam và EU đàm phán thành công về Hiệp định thương mại tự do, sẽ tạo điều kiện rất lớn cho doanh nghiệp hai nước.
Tại diễn đàn, ông Philipp Rosler, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ Cộng hòa Liên bang Đức, cho rằng vào tháng 10/2011, hai Chính phủ đã có tuyên bố chung về nâng tầm quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược và nhiệm vụ của chúng ta hôm nay là thực hiện xây dựng mối quan hệ này, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Phái đoàn kinh tế của Đức đến Việt Nam lần này, hầu hết là các ngành có tính chất chủ chốt như an ninh lương thực, năng lượng tái tạo, thực phẩm, y tế, giáo dục.
Ông Philipp Rosler nhấn mạnh rằng chúng tôi có mặt tại đây nhằm củng cố sự tin cậy lẫn nhau trong lĩnh vực kinh tế cũng như về mọi mặt; khẳng định ủng hộ việc có một Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam. Đây là cơ sở để hai bên hiểu nhau, hợp tác với nhau trên bình diện kinh tế. Nếu hai bên làm việc trong một khung pháp lý vững chắc sẽ tạo thành công cho cả hai bên về lâu dài.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề như đào tạo nghề cho ngành công nghiệp và các doanh nghiệp - yếu tố quan trọng cho sự đổi mới và phát triển; phát triển công nghệ trong lĩnh vực chế biến thực phẩm nông nghiệp./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN)