Từ lâu nhiều người đã biết đến huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh không chỉ bởi nơi đây từng tồn tại một thương cảng cổ có gần 800 năm tuổi với những di chỉ khảo cổ, di tích văn hóa đặc sắc mà còn vì nơi đây có nhiều bãi tắm đẹp, hang động kì vĩ, Vườn Quốc gia Bái Tử Long với nhiều loài động vật quý hiếm.
Chính những lợi thế tiềm năng sẵn có trên của huyện đảo đã trở thành thế mạnh để Vân Đồn có thể phát triển thành một khu du lịch độc đáo ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc.
Ông Nguyễn Trọng Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Vân Đồn cho biết, với mục tiêu sớm đưa Vân Đồn trở thành một trong bốn trung tâm du lịch của tỉnh Quảng Ninh, huyện cũng đã xây dựng những chương trình cụ thể về phát triển du lịch, đồng thời hướng dẫn các cơ sở kinh doanh lưu trú dịch vụ du lịch trên địa bàn nâng cao chất lượng dịch vụ. Do đó, du lịch trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến rõ nét, các hoạt động kinh doanh ngày càng phong phú và chất lượng các dịch vụ được cải thiện rõ rệt.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 63 cơ sở lưu trú với gần 800 phòng nghỉ, trong đó có 761 phòng đạt chuẩn. Nhiều cơ sở phòng nghỉ được trang bị hiện đại với trang thiết bị tiện nghi đã đáp ứng được nhu cầu nghỉ qua đêm của du khách.
Trong năm 2009, lượng khách đến huyện ước đạt trên 350.000 lượt, trong đó khách quốc tế là 3.487 lượt tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch thuộc các xã Minh Châu, Quan Lạn, Hạ Long, Đông Xá. Tuy nhiên, vào mùa du lịch, các ngày lễ, số lượng du khách có nhu cầu đi tắm biển, tham quan tại các đảo và tìm hiểu văn hóa lịch sử địa phương tăng đột biến lên đến hàng nghìn lượt người.
Các cơ sở hạ tầng, các bến cập tàu, các tuyến đường ra xã đảo, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ nhu cầu dân sinh và khách du lịch cũng đã được chú trọng đầu tư.
Nhằm phục vụ tốt các hoạt động luân chuyển hành khách, hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ trên địa bàn huyện, các phương tiện vận chuyển khách đã không ngừng được nâng cao về số lượng và chất lượng, phong phú về loại hình.
Đến nay, đã có 5 hãng taxi phục vụ việc đi lại trong nội thị, đặc biệt năm 2009 đã mở được 6 tuyến tàu cao tốc đi các xã đảo Quan Lạn, Minh Châu, phục vụ cho 20 chuyến đi-về với lượng khách bình quân 40 khách/tàu. Do đó đã góp phần giảm đáng kể số thời gian đi lại của người dân và du khách.
Các dịch vụ ăn uống phục vụ du lịch cũng được từng bước cải thiện, các món ăn của các nhà bè và các nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống tuy còn đơn giản nhưng bước đầu đã giới thiệu được với du khách những đặc sản của địa phương.
Các mô hình nuôi thủy hải sản như nuôi tu hài, hải sâm, bào ngư, sá sùng, ốc nhảy da vàng, ngán, trai ngọc, cá song, hàu… kết hợp với du lịch đang dần được hình thành tạo nên nét đặc trưng riêng biệt cho du lịch vùng biển đảo.
Thực tế cho thấy, dịch vụ du lịch đã và đang khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế của huyện đảo Vân Đồn.
Trong những năm qua, huyện đảo Vân Đồn đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư phát triển các khu du lịch, các sản phẩm dịch vụ. Hiện nay có 17 dự án quy mô lớn đang triển khai, trong đó tiêu biểu như khu du lịch sinh thái Mai Quyền, Việt Mỹ, Vân Hải... đã đi vào hoạt động và vẫn không ngừng đầu tư, mở rộng, nâng cấp các dịch vụ mới thu hút du khách .
Gần đây bằng nguồn vốn của Nhà nước và xã hội hóa, huyện đảo đã có thêm nhiều công trình mới tại khu du lịch bãi Dài, xây dựng và đưa vào hoạt động như khu lưu niệm Bác Hồ tại xã Ngọc Vừng, chùa Cái Bầu-Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm, tu bổ di tích nghe thờ Trần Khánh Dư... đã tạo thêm nhiều điểm du lịch hấp dẫn.
Cùng với những huyền tích về Vịnh Bái Tử Long và những giá trị về thắng cảnh, văn hóa, lịch sử không thể phủ nhận, chắc chắn trong tương lai không xa huyện đảo Vân Đồn sẽ trở thành một điểm đến không thể thiếu trong hành trình của các du khách trong và ngoài nước./.
Chính những lợi thế tiềm năng sẵn có trên của huyện đảo đã trở thành thế mạnh để Vân Đồn có thể phát triển thành một khu du lịch độc đáo ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc.
Ông Nguyễn Trọng Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Vân Đồn cho biết, với mục tiêu sớm đưa Vân Đồn trở thành một trong bốn trung tâm du lịch của tỉnh Quảng Ninh, huyện cũng đã xây dựng những chương trình cụ thể về phát triển du lịch, đồng thời hướng dẫn các cơ sở kinh doanh lưu trú dịch vụ du lịch trên địa bàn nâng cao chất lượng dịch vụ. Do đó, du lịch trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến rõ nét, các hoạt động kinh doanh ngày càng phong phú và chất lượng các dịch vụ được cải thiện rõ rệt.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 63 cơ sở lưu trú với gần 800 phòng nghỉ, trong đó có 761 phòng đạt chuẩn. Nhiều cơ sở phòng nghỉ được trang bị hiện đại với trang thiết bị tiện nghi đã đáp ứng được nhu cầu nghỉ qua đêm của du khách.
Trong năm 2009, lượng khách đến huyện ước đạt trên 350.000 lượt, trong đó khách quốc tế là 3.487 lượt tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch thuộc các xã Minh Châu, Quan Lạn, Hạ Long, Đông Xá. Tuy nhiên, vào mùa du lịch, các ngày lễ, số lượng du khách có nhu cầu đi tắm biển, tham quan tại các đảo và tìm hiểu văn hóa lịch sử địa phương tăng đột biến lên đến hàng nghìn lượt người.
Các cơ sở hạ tầng, các bến cập tàu, các tuyến đường ra xã đảo, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ nhu cầu dân sinh và khách du lịch cũng đã được chú trọng đầu tư.
Nhằm phục vụ tốt các hoạt động luân chuyển hành khách, hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ trên địa bàn huyện, các phương tiện vận chuyển khách đã không ngừng được nâng cao về số lượng và chất lượng, phong phú về loại hình.
Đến nay, đã có 5 hãng taxi phục vụ việc đi lại trong nội thị, đặc biệt năm 2009 đã mở được 6 tuyến tàu cao tốc đi các xã đảo Quan Lạn, Minh Châu, phục vụ cho 20 chuyến đi-về với lượng khách bình quân 40 khách/tàu. Do đó đã góp phần giảm đáng kể số thời gian đi lại của người dân và du khách.
Các dịch vụ ăn uống phục vụ du lịch cũng được từng bước cải thiện, các món ăn của các nhà bè và các nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống tuy còn đơn giản nhưng bước đầu đã giới thiệu được với du khách những đặc sản của địa phương.
Các mô hình nuôi thủy hải sản như nuôi tu hài, hải sâm, bào ngư, sá sùng, ốc nhảy da vàng, ngán, trai ngọc, cá song, hàu… kết hợp với du lịch đang dần được hình thành tạo nên nét đặc trưng riêng biệt cho du lịch vùng biển đảo.
Thực tế cho thấy, dịch vụ du lịch đã và đang khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế của huyện đảo Vân Đồn.
Trong những năm qua, huyện đảo Vân Đồn đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư phát triển các khu du lịch, các sản phẩm dịch vụ. Hiện nay có 17 dự án quy mô lớn đang triển khai, trong đó tiêu biểu như khu du lịch sinh thái Mai Quyền, Việt Mỹ, Vân Hải... đã đi vào hoạt động và vẫn không ngừng đầu tư, mở rộng, nâng cấp các dịch vụ mới thu hút du khách .
Gần đây bằng nguồn vốn của Nhà nước và xã hội hóa, huyện đảo đã có thêm nhiều công trình mới tại khu du lịch bãi Dài, xây dựng và đưa vào hoạt động như khu lưu niệm Bác Hồ tại xã Ngọc Vừng, chùa Cái Bầu-Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm, tu bổ di tích nghe thờ Trần Khánh Dư... đã tạo thêm nhiều điểm du lịch hấp dẫn.
Cùng với những huyền tích về Vịnh Bái Tử Long và những giá trị về thắng cảnh, văn hóa, lịch sử không thể phủ nhận, chắc chắn trong tương lai không xa huyện đảo Vân Đồn sẽ trở thành một điểm đến không thể thiếu trong hành trình của các du khách trong và ngoài nước./.
Hồng Ninh (TTXVN/Vietnam+)