Ngày 5/6, hàng chục nghìn người đã biểu tình bên ngoài trụ sở Quốc hội tại trung tâm thủ đô Athens, Hy Lạp, để phản đối các chính sách "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ.
Đồng thời, người biểu tình cũng yêu cầu quốc gia đang chìm trong nợ nần này không thanh toán cho các thể chế cho vay.
Cuộc biểu tình đã kéo sang ngày thứ 12 liên tiếp và các nhà tổ chức thề sẽ tiến hành cuộc biểu tình rầm rộ nhất trong vài tuần tới.
Hy Lạp đã thoát cảnh vỡ nợ nhờ các khoản vay trong khuôn khổ gói cứu trợ tài chính trị giá 110 tỷ euro (khoảng 160 tỷ USD) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU).
Đổi lại, Aten năm ngoái đã phải thực thi các biện pháp khắc khổ, trong đó có cắt giảm lương công chức, giảm trợ cấp hưu trí và tăng mạnh thuế...
Tuy nhiên, các biện pháp trên của Chính phủ Hy Lạp đã khiến tầng lớp trung lưu nước này phẫn nộ, châm ngòi cho các cuộc biểu tình thường xuyên hiện nay./.
Đồng thời, người biểu tình cũng yêu cầu quốc gia đang chìm trong nợ nần này không thanh toán cho các thể chế cho vay.
Cuộc biểu tình đã kéo sang ngày thứ 12 liên tiếp và các nhà tổ chức thề sẽ tiến hành cuộc biểu tình rầm rộ nhất trong vài tuần tới.
Hy Lạp đã thoát cảnh vỡ nợ nhờ các khoản vay trong khuôn khổ gói cứu trợ tài chính trị giá 110 tỷ euro (khoảng 160 tỷ USD) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU).
Đổi lại, Aten năm ngoái đã phải thực thi các biện pháp khắc khổ, trong đó có cắt giảm lương công chức, giảm trợ cấp hưu trí và tăng mạnh thuế...
Tuy nhiên, các biện pháp trên của Chính phủ Hy Lạp đã khiến tầng lớp trung lưu nước này phẫn nộ, châm ngòi cho các cuộc biểu tình thường xuyên hiện nay./.
(Vietnam+)