Ngày 10/9, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã cam kết sẽ tuân thủ chặt chẽ các biện pháp khắc khổ mà các nước chủ nợ đưa ra bất chấp các cuộc biểu tình phản đối các biện pháp này ngày một tăng.
Phát biểu tại một cuộc họp chính trị, Thủ tướng Papandreou nêu rõ "khu vực đồng tiền chung euro đang ở một thời điểm mà bất kỳ sự chậm trễ hay lưỡng lự nào, bất kỳ lựa chọn nào không phải là tuân thủ chặt chẽ các cam kết đã đưa ra sẽ dẫn tới nguy hiểm cho nước đó và công dân của họ."
Để tránh nguy cơ vỡ nợ, Hy Lạp đã cam kết giảm mạnh khu vực công, tự do hóa thị trường lao động và tư nhân hóa các xí nghiệp nhà nước.
Hồi tháng 7 vừa qua, các nhà lãnh đạo châu Âu đã thông báo gói cứu trợ 159 tỉ euro (223 tỉ USD) cho Hy Lạp, song Athens vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các điều kiện tài chính để có thể nhận được gói cứu trợ tiếp theo nhằm đảo ngược tình thế chỉ trong vài tuần.
Nhiều người Hy Lạp sợ rằng việc cổ phần hóa các xí nghiệp nhà nước sẽ bị định giá rẻ mạt và khoảng 20.000 nhân viên nhà nước sẽ bị mất việc cũng như nhiều nhân viên khác sẽ bị giảm lương giữa lúc tỉ lệ thất nghiệp ở nước này đã lên tới 16% trong tháng 6.
Thủ tướng Papandreou đang phải đối mặt với một nhiệm vụ đầy khó khăn là làm làm dịu môi trường xã hội trong bối cảnh Đức yêu cầu phải tăng cường kỷ cương ngân sách hơn nữa cùng những tin đồn rằng Aten sắp bị loại khỏi khu vực đồng euro do khủng hoảng nợ.
Trước tình hình đó, Thủ tướng Papandreou đã phải nhắc lại cam kết của chính phủ sẽ đẩy nhanh việc tư nhân hóa và giảm bớt khu vực nhà nước mà Liên minh châu ÂU (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế đã yêu cầu.
Các vụ đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình đã nổ ra ở Thessaloniki, thành phố lớn thứ hai ở Hy Lạp, ngay gần tòa nhà Quốc hội - nơi Thủ tướng có bài phát biểu về tình hình kinh tế Hy Lạp.
Cảnh sát chống bạo động đã phải sử dụng hơi cay để giải tán khoảng 3.000 lái xe taxi biểu tình phản đối việc tự do hóa ngành này, một trong nhiều cuộc cải cách mà chính phủ đã thông báo để tiết kiệm ngân sách.
Các cuộc biểu tình do một nhóm có tên là "Phẫn nộ" tổ chức sau khi một phong trào biểu tình tương tự của thanh niên đã diễn ra ở Tây Ban Nha. Các công đoàn của nhà nước và tư nhân cũng tham gia biểu tình.
Một con số kỷ lục 7.000 cảnh sát cũng đã được huy động để ngăn chặn khoảng 23.000 người biểu tình bao vây xung quanh tòa nhà Quốc hội và tiến hành 2 cuộc bắt giữ sau khi kiểm tra khoảng 60 người./.
Phát biểu tại một cuộc họp chính trị, Thủ tướng Papandreou nêu rõ "khu vực đồng tiền chung euro đang ở một thời điểm mà bất kỳ sự chậm trễ hay lưỡng lự nào, bất kỳ lựa chọn nào không phải là tuân thủ chặt chẽ các cam kết đã đưa ra sẽ dẫn tới nguy hiểm cho nước đó và công dân của họ."
Để tránh nguy cơ vỡ nợ, Hy Lạp đã cam kết giảm mạnh khu vực công, tự do hóa thị trường lao động và tư nhân hóa các xí nghiệp nhà nước.
Hồi tháng 7 vừa qua, các nhà lãnh đạo châu Âu đã thông báo gói cứu trợ 159 tỉ euro (223 tỉ USD) cho Hy Lạp, song Athens vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các điều kiện tài chính để có thể nhận được gói cứu trợ tiếp theo nhằm đảo ngược tình thế chỉ trong vài tuần.
Nhiều người Hy Lạp sợ rằng việc cổ phần hóa các xí nghiệp nhà nước sẽ bị định giá rẻ mạt và khoảng 20.000 nhân viên nhà nước sẽ bị mất việc cũng như nhiều nhân viên khác sẽ bị giảm lương giữa lúc tỉ lệ thất nghiệp ở nước này đã lên tới 16% trong tháng 6.
Thủ tướng Papandreou đang phải đối mặt với một nhiệm vụ đầy khó khăn là làm làm dịu môi trường xã hội trong bối cảnh Đức yêu cầu phải tăng cường kỷ cương ngân sách hơn nữa cùng những tin đồn rằng Aten sắp bị loại khỏi khu vực đồng euro do khủng hoảng nợ.
Trước tình hình đó, Thủ tướng Papandreou đã phải nhắc lại cam kết của chính phủ sẽ đẩy nhanh việc tư nhân hóa và giảm bớt khu vực nhà nước mà Liên minh châu ÂU (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế đã yêu cầu.
Các vụ đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình đã nổ ra ở Thessaloniki, thành phố lớn thứ hai ở Hy Lạp, ngay gần tòa nhà Quốc hội - nơi Thủ tướng có bài phát biểu về tình hình kinh tế Hy Lạp.
Cảnh sát chống bạo động đã phải sử dụng hơi cay để giải tán khoảng 3.000 lái xe taxi biểu tình phản đối việc tự do hóa ngành này, một trong nhiều cuộc cải cách mà chính phủ đã thông báo để tiết kiệm ngân sách.
Các cuộc biểu tình do một nhóm có tên là "Phẫn nộ" tổ chức sau khi một phong trào biểu tình tương tự của thanh niên đã diễn ra ở Tây Ban Nha. Các công đoàn của nhà nước và tư nhân cũng tham gia biểu tình.
Một con số kỷ lục 7.000 cảnh sát cũng đã được huy động để ngăn chặn khoảng 23.000 người biểu tình bao vây xung quanh tòa nhà Quốc hội và tiến hành 2 cuộc bắt giữ sau khi kiểm tra khoảng 60 người./.
(TTXVN/Vietnam+)