Hy Lạp cho biết họ đang gặp "khó khăn" thực sự trong việc thuyết phục các nhà cho vay quốc tế chấp nhận chương trình thắt lưng buộc bụng của mình nhằm có thể tiết kiệm được gần 12 tỷ euro trong vòng 2 năm tới, yếu tố cực kỳ cần thiết giúp Hy Lạp có thể nhận được các khoản hỗ trợ tài chính để tránh nguy cơ rơi vào tình trạng phá sản.
Kết thúc cuộc họp giữa Thủ tướng Antonis Samaras và các giám sát viên từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ủy ban châu Âu (EC) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yannis Stournaras cho biết: "Cuộc thảo luận đã diễn ra rất khó khăn. Chúng tôi đang cố thuyết phục họ về vị thế tốt hơn của Hy Lạp hiện nay."
Các chủ nợ muốn Hy Lạp giải quyết vấn đề gian lận tài chính nhằm tăng thu ngân sách Nhà nước, đẩy nhanh kế hoạch tư nhân hóa, theo đuổi chương trình cải tổ thị trường lao động.
Quan chức từ "bộ tam" giám sát cũng không chấp nhận một số đề xuất mà Hy Lạp đưa ra để cắt giảm các chi phí trong khu vực công và họ muốn một kế hoạch rõ ràng hơn để giảm số lượng nhân viên nhà nước, một chủ đề rất nhạy cảm tại Hy Lạp.
Bên cạnh đó, họ muốn Hy Lạp trình bày chi tiết gói thắt lưng buộc bụng trước các Bộ trưởng tài chính Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào thứ 6 tới.
Trước đó, một thành viên trong "bộ tam" xác nhận các nhà kiểm toán EU và IMF đã làm việc khẩn trương nhằm đánh giá việc Hy Lạp đã thực hiện đủ các cam kết để có thể được giải ngân phần cứu trợ 31,5 tỷ euro (39,9 tỷ USD), trong gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro, vào mùa Thu tới hay không.
Quan chức này cũng cho biết Athens đang đề nghị các chủ nợ tạo môi trường thuận lợi hơn, với lý do quyết định cắt giảm chi tiêu quá mạnh và quá nhanh sẽ khiến kinh tế Hy Lạp chìm vào suy thoái sâu hơn.
Kết thúc cuộc họp giữa Thủ tướng Antonis Samaras và các giám sát viên từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ủy ban châu Âu (EC) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yannis Stournaras cho biết: "Cuộc thảo luận đã diễn ra rất khó khăn. Chúng tôi đang cố thuyết phục họ về vị thế tốt hơn của Hy Lạp hiện nay."
Các chủ nợ muốn Hy Lạp giải quyết vấn đề gian lận tài chính nhằm tăng thu ngân sách Nhà nước, đẩy nhanh kế hoạch tư nhân hóa, theo đuổi chương trình cải tổ thị trường lao động.
Quan chức từ "bộ tam" giám sát cũng không chấp nhận một số đề xuất mà Hy Lạp đưa ra để cắt giảm các chi phí trong khu vực công và họ muốn một kế hoạch rõ ràng hơn để giảm số lượng nhân viên nhà nước, một chủ đề rất nhạy cảm tại Hy Lạp.
Bên cạnh đó, họ muốn Hy Lạp trình bày chi tiết gói thắt lưng buộc bụng trước các Bộ trưởng tài chính Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào thứ 6 tới.
Trước đó, một thành viên trong "bộ tam" xác nhận các nhà kiểm toán EU và IMF đã làm việc khẩn trương nhằm đánh giá việc Hy Lạp đã thực hiện đủ các cam kết để có thể được giải ngân phần cứu trợ 31,5 tỷ euro (39,9 tỷ USD), trong gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro, vào mùa Thu tới hay không.
Quan chức này cũng cho biết Athens đang đề nghị các chủ nợ tạo môi trường thuận lợi hơn, với lý do quyết định cắt giảm chi tiêu quá mạnh và quá nhanh sẽ khiến kinh tế Hy Lạp chìm vào suy thoái sâu hơn.
Việt Khoa (TTXVN)