IMD: Hong Kong lọt Top 5 nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới

Điểm nổi bật trong thành tích của Hong Kong là vị trí dẫn đầu toàn cầu về hai lĩnh vực: "thương mại quốc tế" và "quy định kinh doanh," đồng thời xếp hạng thứ hai về "chính sách thuế." 

Toàn cảnh Hong Kong, Trung Quốc, ngày 17/2/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Toàn cảnh Hong Kong, Trung Quốc, ngày 17/2/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo Báo cáo Năng lực Cạnh Tranh Toàn cầu 2024 của Viện Phát triển Quản lý Quốc tế (IMD), Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã ghi nhận bước tiến ấn tượng, tăng hai bậc lên vị trí thứ 5 thế giới về khả năng cạnh tranh, đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ sau những năm khó khăn do đại dịch.

Điểm nổi bật trong thành tích của Hong Kong là vị trí dẫn đầu toàn cầu về hai lĩnh vực: "thương mại quốc tế" và "quy định kinh doanh", đồng thời xếp hạng thứ hai và thứ ba về "chính sách thuế" và "cơ sở hạ tầng cơ bản."

Bên cạnh đó, bảng xếp hạng cũng ghi nhận sự cải thiện đáng kể trong hiệu quả kinh tế của Hong Kong, từ vị trí thứ 36 năm 2023 lên vị trí thứ 11, cao nhất trong 5 năm qua.

Hiệu quả kinh doanh cũng được nâng hạng từ thứ 11 lên thứ 7, và cơ sở hạ tầng xếp hạng thứ 9, tăng so với vị trí thứ 13 trước đây.

Hong Kong từng đứng đầu thế giới vào năm 2017 trong bảng xếp hạng cạnh tranh, đứng thứ hai thế giới vào năm 2018 và 2019 và đã ra khỏi Top 3 kể từ năm 2020.

Giám đốc Sở Tài chính Hong Kong Paul Chan cho biết các số liệu và thực tế chứng minh rằng Hong Kong duy trì môi trường kinh doanh tự do, cởi mở, hiệu quả và an toàn, với dòng vốn và thông tin tự do, tập trung nhân tài, các quy tắc kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời kết nối thị trường vốn của Trung Quốc và thế giới.

Phó Giáo sư Mak Billy, Khoa Kế toán, Kinh tế và Tài chính tại Đại học Baptist Hong Kong, chỉ ra rằng xuất khẩu mạnh mẽ sang Trung Quốc đại lục từ đầu năm nay đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Hong Kong.

Bên cạnh đó, bảng xếp hạng toàn cầu cũng có tính chất tương đối, do hiệu suất trung bình của các khu vực khác như châu Âu và Mỹ có sự sụt giảm.

IMD công bố báo cáo thường niên về năng lực cạnh tranh từ tháng 5 đến tháng 6 hàng năm, xếp hạng 63 quốc gia và nền kinh tế trên hơn 200 chỉ số thống kê và khảo sát, bao gồm bốn khía cạnh chính: hiệu quả kinh tế, hiệu quả của chính phủ, hiệu quả kinh doanh và cơ sở hạ tầng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ thương mại quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Linh hoạt thích ứng với chính sách thuế mới của Mỹ

Chính sách thuế quan của Mỹ có thể sẽ tác động đến các ngành như điện tử, dệt may, giày dép, đồ gỗ Việt Nam, song cũng có thể trở thành động lực để kinh tế Việt Nam chuyển đổi theo hướng bền vững hơn.

Hà Nội: Tổng sản phẩm trên địa bàn quý 1 tăng 7,35%

Hà Nội: Tổng sản phẩm trên địa bàn quý 1 tăng 7,35%

Ngay từ đầu năm, 100% doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã mở xưởng hoạt động trở lại, đảm bảo tiến độ sản xuất và xuất khẩu. Ngành xây dựng tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm.