Tập đoàn năng lượng BP của Anh vừa công bố báo cáo thường niên “Statistical Review of World Energy 2013,” trong đó cảnh báo rằng Indonesia có thể cạn kiệt nguồn cung than đá và dầu mỏ vào năm 2024 nếu không đầu tư cho thăm dò và khai thác các mỏ mới.
Theo BP, sản lượng dầu của quốc gia lớn nhất Đông Nam Á này đứng ở mức 918.000 thùng/ngày năm 2012 với dự trữ còn lại 3,7 tỷ thùng, trong khi tiêu thụ trong cùng kỳ 1,56 triệu thùng/ngày.
Như vậy, việc trữ lượng dầu suy giảm nhanh chóng với tốc độ 21% của Indonesia, ngược lại với mức độ gia tăng 26% của thế giới là một điều rất đáng lo ngại, cần đặc biệt được quan tâm.
Báo cáo nêu rõ nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu đầu tư thích đáng cho hoạt động thăm dò, và đây cũng là nguyên nhân chính vì sao Indonesia, một nước xuất khẩu, thành viên của Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) từ năm 1962, đã phải rút khỏi tổ chức này năm 2008 khi trở thành nhà nhập khẩu ròng dầu mỏ.
BP cho biết trữ lượng dầu thế giới vào cuối năm ngoài là 1.668,9 tỷ thùng, đủ để đáp ứng 52,9 năm khai thác.
Trong khi đó, mặc dù Indonesia có trữ lượng than đá đã được kiểm chứng rất lớn, tới 5,5 tỷ tấn, trong tổng trữ lượng 860 tỷ tấn của toàn cầu, song cũng chỉ đủ cho khai thác trong vòng 14 năm nữa.
Năm 2012 Indonesia đạt sản lượng 237,4 triệu tấn than, trong đó 70% xuất khẩu sang các nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới như Trung Quốc và Ấn Độ.
Về khí đốt, trong 10 năm qua, trữ lượng khí đốt đã được kiểm chứng của Indonesia tăng 12%, so với mức tăng 21% của toàn cầu, đạt 2.900 tỷ m3, tương đương với 19,1 tỷ thùng dầu quy đổi, song cũng chỉ còn đủ cho khai thác trong 41 năm với mức sản lượng 71,1 tỷ m3 của năm 2012 ./.
Theo BP, sản lượng dầu của quốc gia lớn nhất Đông Nam Á này đứng ở mức 918.000 thùng/ngày năm 2012 với dự trữ còn lại 3,7 tỷ thùng, trong khi tiêu thụ trong cùng kỳ 1,56 triệu thùng/ngày.
Như vậy, việc trữ lượng dầu suy giảm nhanh chóng với tốc độ 21% của Indonesia, ngược lại với mức độ gia tăng 26% của thế giới là một điều rất đáng lo ngại, cần đặc biệt được quan tâm.
Báo cáo nêu rõ nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu đầu tư thích đáng cho hoạt động thăm dò, và đây cũng là nguyên nhân chính vì sao Indonesia, một nước xuất khẩu, thành viên của Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) từ năm 1962, đã phải rút khỏi tổ chức này năm 2008 khi trở thành nhà nhập khẩu ròng dầu mỏ.
BP cho biết trữ lượng dầu thế giới vào cuối năm ngoài là 1.668,9 tỷ thùng, đủ để đáp ứng 52,9 năm khai thác.
Trong khi đó, mặc dù Indonesia có trữ lượng than đá đã được kiểm chứng rất lớn, tới 5,5 tỷ tấn, trong tổng trữ lượng 860 tỷ tấn của toàn cầu, song cũng chỉ đủ cho khai thác trong vòng 14 năm nữa.
Năm 2012 Indonesia đạt sản lượng 237,4 triệu tấn than, trong đó 70% xuất khẩu sang các nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới như Trung Quốc và Ấn Độ.
Về khí đốt, trong 10 năm qua, trữ lượng khí đốt đã được kiểm chứng của Indonesia tăng 12%, so với mức tăng 21% của toàn cầu, đạt 2.900 tỷ m3, tương đương với 19,1 tỷ thùng dầu quy đổi, song cũng chỉ còn đủ cho khai thác trong 41 năm với mức sản lượng 71,1 tỷ m3 của năm 2012 ./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)