Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Indonesia đang dẫn đầu các nước nhập khẩu gạo của Việt Nam và vẫn là thị trường mà VFA ngắm tới.
Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA cho biết thêm trong 6 tháng cuối năm, Indonesia đã mua 900.000 tấn gạo của Việt Nam, nâng tổng lượng nhập khẩu gạo từ Việt Nam của nước này đạt 1,750 triệu tấn gạo.
Hiện còn khoảng 520.000 tấn gạo doanh nghiệp Việt Nam chưa giao cho đối tác.
VFA cũng bác bỏ thông tin trước đó về việc Indonesia sẽ nhập khẩu thêm 700.000 tấn gạo của Việt Nam.
Đồng thời, để bình ổn thị trường gạo trong nước, VFA đã đưa ra một số biện pháp như ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, doanh nghiệp sẽ bán gạo rẻ hơn 15% so với giá thị trường.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, theo chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố, giá gạo bình ổn phải rẻ hơn 10% so với thị trường nhưng VFA đề xuất mức giảm 10-15% tùy theo từng khu vực trong thành phố. Trong trường hợp sốt giá gạo cục bộ ở từng địa phương, VFA chỉ đạo các doanh nghiệp gạo ngoài địa phương đó cũng phải cùng tham gia bán gạo bình ổn thị trường./.
Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA cho biết thêm trong 6 tháng cuối năm, Indonesia đã mua 900.000 tấn gạo của Việt Nam, nâng tổng lượng nhập khẩu gạo từ Việt Nam của nước này đạt 1,750 triệu tấn gạo.
Hiện còn khoảng 520.000 tấn gạo doanh nghiệp Việt Nam chưa giao cho đối tác.
VFA cũng bác bỏ thông tin trước đó về việc Indonesia sẽ nhập khẩu thêm 700.000 tấn gạo của Việt Nam.
Đồng thời, để bình ổn thị trường gạo trong nước, VFA đã đưa ra một số biện pháp như ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, doanh nghiệp sẽ bán gạo rẻ hơn 15% so với giá thị trường.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, theo chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố, giá gạo bình ổn phải rẻ hơn 10% so với thị trường nhưng VFA đề xuất mức giảm 10-15% tùy theo từng khu vực trong thành phố. Trong trường hợp sốt giá gạo cục bộ ở từng địa phương, VFA chỉ đạo các doanh nghiệp gạo ngoài địa phương đó cũng phải cùng tham gia bán gạo bình ổn thị trường./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)