Ông Priyono - Chủ tịch công ty dầu khí Indonesia BPMigas cho biết thời gian tới chính phủ nước này vẫn cho phép tiếp tục xuất khẩu một phần sản lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (NLG) dù xác định dành ưu tiên cho tiêu dùng nội địa.
Phát biểu tại Diễn đàn về khí đốt hóa lỏng năm 2012 tại Bali ngày 12/7, ông Priyono cho rằng các công ty kinh doanh khí đốt ưu tiên thị trường nội địa, nhưng vẫn có lợi ích trên thị trường quốc tế.
Nếu không xuất khẩu, Indonesia khó có thể khai thác lợi nhuận từ thị trường quốc tế trong tương lai. Indonesia có nhiều đối thủ trên thị trường NLG thế giới, chẳng hạn như các công ty của Malaysia và Australia.
Thực tế, các hợp đồng xuất khẩu NLG thường nhắm tới mục tiêu dài hạn, khoảng 20 năm. Ngừng xuất khẩu NLG đồng nghĩa với việc mất đi những cơ hội kinh doanh lớn, khó tìm được khách hàng trong 20 năm tới, và trước mắt là mất đi nguồn lợi không nhỏ một khi nhu cầu thế giới tăng cao trở lại.
Trong khi đó, Chủ tịch tổ chức “Thông tin Năng lượng Toàn cầu” Fereidun Fesharaki cho biết nếu Indonesia chỉ bán LNG trên thị trường nội địa thì sẽ gây quan ngại cho các nhà đầu tư.
Hơn nữa, hiện Indonesia đang phát triển các dự án quy mô lớn cần nhiều kinh phí, nên nếu khí đốt sản xuất được chỉ tập trung trong nước thì Indonesia sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà tài trợ quốc tế cho các dự án như vậy./.
Phát biểu tại Diễn đàn về khí đốt hóa lỏng năm 2012 tại Bali ngày 12/7, ông Priyono cho rằng các công ty kinh doanh khí đốt ưu tiên thị trường nội địa, nhưng vẫn có lợi ích trên thị trường quốc tế.
Nếu không xuất khẩu, Indonesia khó có thể khai thác lợi nhuận từ thị trường quốc tế trong tương lai. Indonesia có nhiều đối thủ trên thị trường NLG thế giới, chẳng hạn như các công ty của Malaysia và Australia.
Thực tế, các hợp đồng xuất khẩu NLG thường nhắm tới mục tiêu dài hạn, khoảng 20 năm. Ngừng xuất khẩu NLG đồng nghĩa với việc mất đi những cơ hội kinh doanh lớn, khó tìm được khách hàng trong 20 năm tới, và trước mắt là mất đi nguồn lợi không nhỏ một khi nhu cầu thế giới tăng cao trở lại.
Trong khi đó, Chủ tịch tổ chức “Thông tin Năng lượng Toàn cầu” Fereidun Fesharaki cho biết nếu Indonesia chỉ bán LNG trên thị trường nội địa thì sẽ gây quan ngại cho các nhà đầu tư.
Hơn nữa, hiện Indonesia đang phát triển các dự án quy mô lớn cần nhiều kinh phí, nên nếu khí đốt sản xuất được chỉ tập trung trong nước thì Indonesia sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà tài trợ quốc tế cho các dự án như vậy./.
(TTXVN)