Chính phủ Ireland ngày 5/12 đã công bố kế hoạch ngân sách khắc khổ mới, nhằm tiết kiệm 3,8 tỷ euro thông qua cắt giảm chi tiêu và tăng thuế, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có nguy cơ đe dọa đến sự phục hồi của quốc gia nợ nần này.
Kế hoạch ngân sách khắc khổ mới bao gồm gói cắt giảm các phúc lợi xã hội và chi tiêu cho giáo dục trị giá 2,2 tỷ euro, và gói kế hoạch tăng thuế nhằm thu về cho ngân sách thêm 1,6 tỷ euro trong năm 2012.
Bộ trưởng Tài chính Ireland Michael Noonan sẽ công bố chi tiết về kế hoạch tăng thuế vào ngày 6/12. Theo các kế hoạch gia tăng ngân sách này, Ireland dự kiến sẽ tăng thuế giá trị gia tăng đánh vào hàng hóa và dịch vụ thêm 2,0 điểm phần trăm lên mức cao nhất từ trước đến nay là 23%.
Chính phủ của Thủ tướng Enda Kenny đã cam kết sẽ giảm thâm hụt công của Ireland xuống mức 8,6% vào năm tới và đưa trở về mức dưới 3,0% theo trần quy định của Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2015, sau khi nước này đã phải cầu tới gói cứu trợ quốc tế vào hồi năm ngoái.
Để thoát khỏi bờ vực phá sản do các khoản nợ công và thâm hụt khổng lồ, Ireland đã được EU và Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) phối hợp giải cứu với gói hỗ trợ lên tới 85 tỷ euro (115 tỷ USD) vào tháng 11/2010. Theo các điều khoản của gói cứu trợ, Ireland đã thực thi một loạt biện pháp "thắt lưng buộc bụng" nghiêm khắc, khiến các gia đình đã điêu đứng vì mất việc lại càng thêm điêu đứng.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại, tháng 11 vừa qua, Chính phủ Ireland cũng đã hạ dự báo tăng trưởng cho năm 2012 từ mức 2,5% đưa ra trước đó xuống còn 1,6%.
Tuần trước, Viện nghiên cứu Kinh tế và Xã hội (ESRI), cơ quan tư vấn kinh tế hàng đầu của Ireland, tiếp tục hạ thêm mức này xuống chỉ còn 0,9%. Mặc dù vậy, Ireland vẫn tin tưởng rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng trong năm nay - năm đạt tăng trưởng đầu tiên kể từ 2007, nhờ xuất khẩu tăng mạnh.
Trong khi đó, giới phân tích lại cho rằng kinh tế Ireland có thể suy giảm khoảng 2% trong năm 2012 do hậu quả của chính sách thắt chặt tài khóa và chi tiêu giảm sút vì người tiêu dùng còn phải lo trả nợ.
Thêm vào đó, các nền kinh tế bên ngoài cũng đang tăng trưởng chậm lại. Sự sụt giảm của thương mại toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến những nỗ lực của Ireland trong việc đáp ứng các yêu cầu của gói cứu trợ và tác động mạnh đến các gia đình còn đang mắc nợ hoặc bị mất việc làm ở nước này./.
Kế hoạch ngân sách khắc khổ mới bao gồm gói cắt giảm các phúc lợi xã hội và chi tiêu cho giáo dục trị giá 2,2 tỷ euro, và gói kế hoạch tăng thuế nhằm thu về cho ngân sách thêm 1,6 tỷ euro trong năm 2012.
Bộ trưởng Tài chính Ireland Michael Noonan sẽ công bố chi tiết về kế hoạch tăng thuế vào ngày 6/12. Theo các kế hoạch gia tăng ngân sách này, Ireland dự kiến sẽ tăng thuế giá trị gia tăng đánh vào hàng hóa và dịch vụ thêm 2,0 điểm phần trăm lên mức cao nhất từ trước đến nay là 23%.
Chính phủ của Thủ tướng Enda Kenny đã cam kết sẽ giảm thâm hụt công của Ireland xuống mức 8,6% vào năm tới và đưa trở về mức dưới 3,0% theo trần quy định của Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2015, sau khi nước này đã phải cầu tới gói cứu trợ quốc tế vào hồi năm ngoái.
Để thoát khỏi bờ vực phá sản do các khoản nợ công và thâm hụt khổng lồ, Ireland đã được EU và Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) phối hợp giải cứu với gói hỗ trợ lên tới 85 tỷ euro (115 tỷ USD) vào tháng 11/2010. Theo các điều khoản của gói cứu trợ, Ireland đã thực thi một loạt biện pháp "thắt lưng buộc bụng" nghiêm khắc, khiến các gia đình đã điêu đứng vì mất việc lại càng thêm điêu đứng.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại, tháng 11 vừa qua, Chính phủ Ireland cũng đã hạ dự báo tăng trưởng cho năm 2012 từ mức 2,5% đưa ra trước đó xuống còn 1,6%.
Tuần trước, Viện nghiên cứu Kinh tế và Xã hội (ESRI), cơ quan tư vấn kinh tế hàng đầu của Ireland, tiếp tục hạ thêm mức này xuống chỉ còn 0,9%. Mặc dù vậy, Ireland vẫn tin tưởng rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng trong năm nay - năm đạt tăng trưởng đầu tiên kể từ 2007, nhờ xuất khẩu tăng mạnh.
Trong khi đó, giới phân tích lại cho rằng kinh tế Ireland có thể suy giảm khoảng 2% trong năm 2012 do hậu quả của chính sách thắt chặt tài khóa và chi tiêu giảm sút vì người tiêu dùng còn phải lo trả nợ.
Thêm vào đó, các nền kinh tế bên ngoài cũng đang tăng trưởng chậm lại. Sự sụt giảm của thương mại toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến những nỗ lực của Ireland trong việc đáp ứng các yêu cầu của gói cứu trợ và tác động mạnh đến các gia đình còn đang mắc nợ hoặc bị mất việc làm ở nước này./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)