Ngày 3/11, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức hội thảo "Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam với cơ chế phát triển sạch và công tác giáo dục truyền thông môi trường."
Hội thảo nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn đầu tư, cơ chế chính sách hỗ trợ tài chính cho các dự án phát triển sạch và giáo dục truyền thông bảo vệ môi trường.
Từ tháng 9/2002, Việt Nam ký kết Nghị định thư Kyoto và được đánh giá là một trong 10 nước có tiềm năng về thực hiện Cơ chế phát triển sạch.
Tuy vậy, sau gần 8 năm, cả nước mới có 135 dự án Cơ chế phát triển sạch được cấp thư phê duyệt, 34 dự án được đăng ký tại Ban chấp hành quốc tế về cơ chế phát triển sạch, 2 dự án Cơ chế phát triển sạch được cấp chứng chỉ giảm thải.
Với số lượng các doanh nghiệp tham gia ít nên giá trị kinh tế thu được cho toàn xã hội từ các dự án Cơ chế phát triển sạch chưa cao.
Mặc dù Chính phủ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhiều ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, huy động vốn, trợ giá sản phẩm nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào dự án phát triển sạch, tuy nhiên, để được hưởng các nguồn ưu đãi này, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Trong thời gian tới, để dự án Cơ chế phát triển sạch ngày càng mở rộng trong các doanh nghiệp và có hiệu quả, các đại biểu đề xuất định hướng xây dựng và thực hiện các chương trình tuyên truyền, phổ biến thông tin về cơ chế phát triển sạch.
Các bộ, ngành, địa phương cần lồng ghép vấn đề phát triển sạch vào chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển của mình.
Quỹ cần nghiên cứu, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp ký thuận lợi, khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án Cơ chế phát triển sạch.
Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung một số nội dung cho phù hợp.
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước có chức năng thu hút và huy động các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước, để hỗ trợ tài chính cho các dự án bảo vệ môi trường.
Trong quá trình hoạt động đến nay, quỹ đã cam kết cho vay hơn 521 tỷ đồng, tài trợ 21 tỷ đồng, ký quỹ môi trường đạt 22,7 tỷ đồng./.
Hội thảo nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn đầu tư, cơ chế chính sách hỗ trợ tài chính cho các dự án phát triển sạch và giáo dục truyền thông bảo vệ môi trường.
Từ tháng 9/2002, Việt Nam ký kết Nghị định thư Kyoto và được đánh giá là một trong 10 nước có tiềm năng về thực hiện Cơ chế phát triển sạch.
Tuy vậy, sau gần 8 năm, cả nước mới có 135 dự án Cơ chế phát triển sạch được cấp thư phê duyệt, 34 dự án được đăng ký tại Ban chấp hành quốc tế về cơ chế phát triển sạch, 2 dự án Cơ chế phát triển sạch được cấp chứng chỉ giảm thải.
Với số lượng các doanh nghiệp tham gia ít nên giá trị kinh tế thu được cho toàn xã hội từ các dự án Cơ chế phát triển sạch chưa cao.
Mặc dù Chính phủ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhiều ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, huy động vốn, trợ giá sản phẩm nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào dự án phát triển sạch, tuy nhiên, để được hưởng các nguồn ưu đãi này, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Trong thời gian tới, để dự án Cơ chế phát triển sạch ngày càng mở rộng trong các doanh nghiệp và có hiệu quả, các đại biểu đề xuất định hướng xây dựng và thực hiện các chương trình tuyên truyền, phổ biến thông tin về cơ chế phát triển sạch.
Các bộ, ngành, địa phương cần lồng ghép vấn đề phát triển sạch vào chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển của mình.
Quỹ cần nghiên cứu, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp ký thuận lợi, khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án Cơ chế phát triển sạch.
Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung một số nội dung cho phù hợp.
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước có chức năng thu hút và huy động các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước, để hỗ trợ tài chính cho các dự án bảo vệ môi trường.
Trong quá trình hoạt động đến nay, quỹ đã cam kết cho vay hơn 521 tỷ đồng, tài trợ 21 tỷ đồng, ký quỹ môi trường đạt 22,7 tỷ đồng./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)