Ngày 30/8, các nhà hoạch định chính sách cấp cao trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) hối thúc các chính phủ khu vực nhanh chóng thực hiện kế hoạch cứu trợ mới dành cho Hy Lạp cũng như các biện pháp nhằm bảo vệ đồng euro trước nguy cơ tan vỡ.
Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh một số vấn đề nảy sinh có nguy cơ làm ngừng trệ việc triển khai thỏa thuận liên quan đạt được tại hội nghị thượng đỉnh khu vực ngày 21/7 vừa qua.
Tại hội nghị thượng đỉnh tháng trước, Eurozone đã nhất trí đầu tháng 9 này sẽ triển khai gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp trị giá 109 tỷ euro, đồng thời mở rộng quy mô Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) nhằm ngăn chặn xảy ra các cuộc khủng hoảng nợ công trong tương lai thông qua việc cho phép quỹ này mua trên thị trường thứ cấp trái phiếu của những nước gặp khó khăn về tài chính.
Tuy nhiên, Phần Lan đang đặt điều kiện cho Hy Lạp phải vay thế chấp và gói cứu trợ dành cho Hy Lạp phải được quốc hội của tất cả các nước thành viên Eurozone thông qua. Đề nghị này bị các nước thành viên Eurozone, đặc biệt là Đức, phản đối.
Ủy viên Liên minh châu Âu phụ trách các vấn đề kinh tế đồng thời là người đứng đầu Nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone Jean-Claude Juncker cho biết giới chức EU đã gần đạt được thỏa thuận xung quanh yêu cầu trên của Phần Lan. Ông kêu gọi các nước thành viên khu vực thúc đẩy kế hoạch thông qua thủ tục thực hiện các quyết định trên nhằm sớm triển khai kế hoạch tăng cường EFSF.
Theo ông Juncker, Eurozone cần biến thỏa thuận ngày 21/7 thành hiện thực chứ không nên đưa ra những ý tưởng mới.
Trong khi đó, phát biểu tại phiên họp đặc biệt của Ủy ban các vấn đề kinh tế thuộc Nghị viện châu Âu, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet nhấn mạnh việc thực hiện triệt để và kịp thời thỏa thuận ngày 21/7 giữa những người đứng đầu nhà nước và chính phủ Eurozone có ý nghĩa quyết định trong nỗ lực bảo vệ đồng euro trước nguy cơ tan vỡ vì vấn đề nợ công.
Ông Trichet nhấn mạnh hội nghị đã đi đến một sự dàn xếp đặc biệt cho Hy Lạp, vì vậy việc các nước khác trong khu vực tôn trọng chữ ký của mình trong văn bản này là yếu tố then chốt giúp khôi phục các hoạt động tài chính công lâu bền và vững chắc, qua đó duy trì các điều kiện thị trường ổn định./.
Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh một số vấn đề nảy sinh có nguy cơ làm ngừng trệ việc triển khai thỏa thuận liên quan đạt được tại hội nghị thượng đỉnh khu vực ngày 21/7 vừa qua.
Tại hội nghị thượng đỉnh tháng trước, Eurozone đã nhất trí đầu tháng 9 này sẽ triển khai gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp trị giá 109 tỷ euro, đồng thời mở rộng quy mô Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) nhằm ngăn chặn xảy ra các cuộc khủng hoảng nợ công trong tương lai thông qua việc cho phép quỹ này mua trên thị trường thứ cấp trái phiếu của những nước gặp khó khăn về tài chính.
Tuy nhiên, Phần Lan đang đặt điều kiện cho Hy Lạp phải vay thế chấp và gói cứu trợ dành cho Hy Lạp phải được quốc hội của tất cả các nước thành viên Eurozone thông qua. Đề nghị này bị các nước thành viên Eurozone, đặc biệt là Đức, phản đối.
Ủy viên Liên minh châu Âu phụ trách các vấn đề kinh tế đồng thời là người đứng đầu Nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone Jean-Claude Juncker cho biết giới chức EU đã gần đạt được thỏa thuận xung quanh yêu cầu trên của Phần Lan. Ông kêu gọi các nước thành viên khu vực thúc đẩy kế hoạch thông qua thủ tục thực hiện các quyết định trên nhằm sớm triển khai kế hoạch tăng cường EFSF.
Theo ông Juncker, Eurozone cần biến thỏa thuận ngày 21/7 thành hiện thực chứ không nên đưa ra những ý tưởng mới.
Trong khi đó, phát biểu tại phiên họp đặc biệt của Ủy ban các vấn đề kinh tế thuộc Nghị viện châu Âu, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet nhấn mạnh việc thực hiện triệt để và kịp thời thỏa thuận ngày 21/7 giữa những người đứng đầu nhà nước và chính phủ Eurozone có ý nghĩa quyết định trong nỗ lực bảo vệ đồng euro trước nguy cơ tan vỡ vì vấn đề nợ công.
Ông Trichet nhấn mạnh hội nghị đã đi đến một sự dàn xếp đặc biệt cho Hy Lạp, vì vậy việc các nước khác trong khu vực tôn trọng chữ ký của mình trong văn bản này là yếu tố then chốt giúp khôi phục các hoạt động tài chính công lâu bền và vững chắc, qua đó duy trì các điều kiện thị trường ổn định./.
(TTXVN/Vietnam+)