Ngày 8/5, phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đặc phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập, ông Kofi Annan nhấn mạnh kế hoạch hòa bình cho Syria do ông đề xuất có thể là "cơ hội cuối cùng" để ngăn chặn nguy cơ Syria rơi vào cuộc nội chiến toàn diện, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế không để xảy ra điều này.
Ông Annan xác nhận mức độ bạo lực ở Syria đã giảm bớt kể từ khi Liên hợp quốc triển khai quan sát viên tại đây. Tuy nhiên, ông cáo buộc cả lực lượng chính phủ lẫn các nhóm vũ trang đối lập chưa chịu đình chỉ hoàn toàn các hành động bạo lực và đây là điều không thể chấp nhận được.
Ông Annan cảnh báo nếu kế hoạch hòa bình đổ vỡ, quốc gia Trung Đông này sẽ rơi vào nội chiến và điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Syria, mà còn gây hậu quả đối với toàn khu vực. Dự kiến, ông Annan sẽ trở lại Syria trong vài tuần tới để thuyết phục các bên tuân thủ kế hoạch hòa bình.
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin nói rằng mặc dù tiếp tục có những vấn đề ở Syria song tình hình đang được cải thiện. Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Lý Bảo Đông cũng nhận định tình hình Syria đang chuyển biến tích cực.
Nhằm tiếp tục gia tăng sức ép với chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Susan Rice khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ các thiết bị hậu cần và viễn thông cho các nhóm đối lập Syria. Bà Susan Rice cho rằng Chính phủ Syria đã không tuân thủ kế hoạch hòa bình. Trước đó, Mỹ đe dọa sẽ rút các quan sát viên khỏi Syria trước thời hạn 90 ngày nếu bạo lực gia tăng.
Trong bối cảnh tình hình Syria tiếp tục diễn biến phức tạp, Ủy ban Chữ Thập Đỏ Quốc tế (ICRC) dự kiến tăng cường hỗ trợ nhân đạo tại nước này nhằm đảm bảo cung cấp đủ lương thực và đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho dân thường.
Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, Chủ tịch ICRC, Jakob Kellenberger, cho biết nhu cầu hỗ trợ nhân đạo tại Syria đang gia tăng và ICRC đã kêu gọi tài trợ 27 triệu USD. Ưu tiên của ICRC là đảm bảo các dịch vụ công cộng cho 1,5 triệu người bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột, cung cấp lương thực hàng tháng cho khoảng 100.000 người đặc biệt khó khăn và các đồ gia dụng thiết yếu cho 25.000 người dân ở đây.
Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Syria Sufian Allaw, các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào hoạt động xuất khẩu dầu của Syria đã khiến nước này thiệt hại gần 3 tỷ USD. Theo ông, công suất của Syria đã bị cắt giảm tổng cộng 35 triệu thùng kể từ khi Liên minh châu Âu và Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt hồi tháng Tư năm ngoái.
Trước đó, Syria sản xuất 380.000 thùng/ngày và xuất khẩu gần 150.000 thùng/ngày. Ngoài ra, các hành động phá hoại của các tổ chức khủng bố vũ trang tấn công hệ thống đường ống dẫn và các cơ sở dầu cũng gây thiệt hại đáng kể đối với ngành dầu mỏ Syria./.
Ông Annan xác nhận mức độ bạo lực ở Syria đã giảm bớt kể từ khi Liên hợp quốc triển khai quan sát viên tại đây. Tuy nhiên, ông cáo buộc cả lực lượng chính phủ lẫn các nhóm vũ trang đối lập chưa chịu đình chỉ hoàn toàn các hành động bạo lực và đây là điều không thể chấp nhận được.
Ông Annan cảnh báo nếu kế hoạch hòa bình đổ vỡ, quốc gia Trung Đông này sẽ rơi vào nội chiến và điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Syria, mà còn gây hậu quả đối với toàn khu vực. Dự kiến, ông Annan sẽ trở lại Syria trong vài tuần tới để thuyết phục các bên tuân thủ kế hoạch hòa bình.
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin nói rằng mặc dù tiếp tục có những vấn đề ở Syria song tình hình đang được cải thiện. Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Lý Bảo Đông cũng nhận định tình hình Syria đang chuyển biến tích cực.
Nhằm tiếp tục gia tăng sức ép với chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Susan Rice khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ các thiết bị hậu cần và viễn thông cho các nhóm đối lập Syria. Bà Susan Rice cho rằng Chính phủ Syria đã không tuân thủ kế hoạch hòa bình. Trước đó, Mỹ đe dọa sẽ rút các quan sát viên khỏi Syria trước thời hạn 90 ngày nếu bạo lực gia tăng.
Trong bối cảnh tình hình Syria tiếp tục diễn biến phức tạp, Ủy ban Chữ Thập Đỏ Quốc tế (ICRC) dự kiến tăng cường hỗ trợ nhân đạo tại nước này nhằm đảm bảo cung cấp đủ lương thực và đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho dân thường.
Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, Chủ tịch ICRC, Jakob Kellenberger, cho biết nhu cầu hỗ trợ nhân đạo tại Syria đang gia tăng và ICRC đã kêu gọi tài trợ 27 triệu USD. Ưu tiên của ICRC là đảm bảo các dịch vụ công cộng cho 1,5 triệu người bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột, cung cấp lương thực hàng tháng cho khoảng 100.000 người đặc biệt khó khăn và các đồ gia dụng thiết yếu cho 25.000 người dân ở đây.
Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Syria Sufian Allaw, các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào hoạt động xuất khẩu dầu của Syria đã khiến nước này thiệt hại gần 3 tỷ USD. Theo ông, công suất của Syria đã bị cắt giảm tổng cộng 35 triệu thùng kể từ khi Liên minh châu Âu và Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt hồi tháng Tư năm ngoái.
Trước đó, Syria sản xuất 380.000 thùng/ngày và xuất khẩu gần 150.000 thùng/ngày. Ngoài ra, các hành động phá hoại của các tổ chức khủng bố vũ trang tấn công hệ thống đường ống dẫn và các cơ sở dầu cũng gây thiệt hại đáng kể đối với ngành dầu mỏ Syria./.
(TTXVN)