Kenya: Tìm thấy hơn 200 thi thể nghi liên quan giáo phái tuyệt thực

Mục sư tự xưng Paul Nthenge Mackenzie bị buộc tội xúi giục những tín đồ theo giáo phái bỏ đói con cái và chính bản thân họ cho tới chết để có thể lên thiên đường trước ngày tận thế và gặp Chúa Jesus.
Kenya: Tìm thấy hơn 200 thi thể nghi liên quan giáo phái tuyệt thực ảnh 1Lực lượng chức năng đưa một thi thể ra khỏi khu rừng ở Shakahola, gần thị trấn ven biển Malindi, Kenya. (Nguồn: Getty Images)

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 13/5, quan chức chính quyền khu vực Shakahola của Kenya cho biết họ vừa phát hiện thêm 22 thi thể liên quan tới giáo phái tuyệt thực - Nhà thờ Quốc tế Tin lành (Good News International Church).

Theo giới chức địa phương, cho đến nay 201 thi thể đã được khai quật kể từ khi phát hiện ra những ngôi mộ tập thể trên một mảnh đất tại rừng Shakahola vào cuối tháng Tư vừa qua. Trong khi đó, số người được báo cáo mất tích đã tăng lên 610 người.

Cùng ngày, nhà chức trách đã bắt giữ thêm một nghi phạm liên quan tới vụ việc, nâng tổng số nghi phạm lên 26 người.

Năm 2003, mục sư tự xưng Paul Nthenge Mackenzie đã thành lập giáo phái trên và bị buộc tội xúi giục những tín đồ theo giáo phái bỏ đói con cái và chính bản thân họ cho tới chết để có thể lên thiên đường trước ngày tận thế và "gặp Chúa Jesus."

Theo các nhà điều tra, phần lớn nạn nhân là trẻ em.

Paul Mackenzie và 13 người khác đã bị bắt giữ hôm 14/4 vừa qua.

Tổng thống Kenya William Ruto đã mô tả vụ việc là hành động khủng bố.

Paul Mackenzie Nthenge từng bị bắt vào năm 2017 với cáo buộc "cực đoan hóa" vì ủng hộ nhiều trẻ em không được đến trường, với lập luận rằng giáo dục không được công nhận trong Kinh thánh.

Vụ "thảm sát Shakahola" này đã làm sống lại cuộc tranh luận về việc kiểm soát các hoạt động tín ngưỡng ở Kenya, một quốc gia chủ yếu là người theo đạo Thiên chúa, nơi "mục sư," "nhà thờ" và các phong trào tôn giáo khác trở thành chủ đề hàng đầu. Những nỗ lực trước đây về quy định hoạt động tôn giáo đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, đặc biệt là nhân danh sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.

Ông Cao Văn Thành, thương binh 1/4 thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. (Ảnh: Việt Đức/TTXVN)

Lời hẹn ước sắt son cho Tổ quốc đứng lên

Giữa sự khốc liệt của chiến tranh có những tình yêu đôi lứa với nhiều cung bậc cảm xúc, không chỉ là hẹn ước sắt son, mà đó còn là lý tưởng, triết lý sống của thế hệ thanh niên đấu tranh giữ nước.

Phi công Hoàng Biểu (giữa) cùng đồng đội. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Những phi công anh hùng sống chết cho đất nước

Với nhiều phi công, khi chiến thắng trở về ai cũng cảm nhận sâu sắc nỗi đau khi đồng đội và chiếc MiG thân yêu của họ không còn, nhưng khát vọng thống nhất còn cháy bỏng hơn lò lửa chiến tranh.