Khai hội cầu ngư truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên-Huế

Tối 22/8, lễ khai mạc Lễ hội cầu ngư 2013 với chủ đề Phong Hải biển nhớ, đã diễn ra tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, Thừa Thiên-Huế.
Tối 22/8, lễ khai mạc Lễ hội cầu ngư năm 2013 với chủ đề Phong Hải biển nhớ, đãdiễn ra tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Lễ hội cầu ngư tại xã Phong Hải không những tôn vinh những giá trị văn hóacủa dân tộc, mà còn ý nghĩa về mặt tâm linh của người dân vùng biển nói chung vàxã Phong Hải nói riêng, tạo nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng quê hương đất nước.
 
Thông qua lễ hội, huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, phấn đấuxây dựng xã Phong Hải trở thành xã nông thôn mới trong năm 2014 và xây dựng địaphương anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Lễ hội Cầu ngư sẽ diễn ra 2 ngày,2 đêm từ 22-23/8/2013.
 
Mở đầu Lễ hội Cầu ngư Phong Hải là phần nghi lễ truyền thống cúng tế thầnlinh được tổ chức trang trọng, tôn nghiêm tại bờ biển do các vị bô lão có uy tíntiến hành. Tiếp theo là phần hội với màn múa náp, rồng sư tử và hoạt cảnh làmtrò trên cạn thể hiện lại cảnh đánh bắt và mua bán cá tôm của một làng chài venbiển…

Sau đó là đàm rước thần từ bờ biển quang các thôn xóm đến đình làng. Bêncạnh đó, có nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là tiết mục thả hoađăng trên biển đầy sắc màu và hấp dẫn.
 
Vùng quê Phong Hải được hình thành hơn 400 năm, nghề chính của người dânlà đánh bắt thủy sản. Hằng năm, các nghi thức cúng tế thần biển vẫn đượcngười dân ở đây coi trọng. Hiện nay, trên địa bàn xã có gần 200 tàu đánh bắt cálớn nhỏ, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của địa phương. Những năm gần đây,xã còn phát triển nghề nuôi tôm trên cát, mang lại nguồn nhu nhập lớn làm thayđổi bộ mặt nông thôn mới.
 
Vì thế, qua Lễ hội cầu ngư không những gìn giữ mà còn phát huy những giátrị văn hóa truyền thống thông qua các lễ hội để ngư dân-những con người luônphải đối mặt với nhiều bất trắc khi lênh đênh trên biển cả thể hiện khát vọngbình yên, đánh bắt, nuôi trồng được nhiều hải sản, dân làng no ấm, người ngườihạnh phúc./.

Tường Vi (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa với chủ đề “Huyền thoại Mẹ xứ sở” tại lễ hội. (Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN)

Khánh Hòa: Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025 kéo dài đến hết ngày 20/4, là cơ hội gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, để nơi đây mãi là biểu tượng thiêng liêng của lòng tri ân, niềm tin và khát vọng của con người.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. (Ảnh: TTXVN phát)

Quảng Ngãi: Tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ dừng lại ở ý nghĩa văn hóa, mà còn góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông.

Nước phở nóng sốt được chan vào bát. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Về Nam Định tham dự lễ hội làng nghề Phở Vân Cù

Lễ hội làng nghề phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Nam Định nhằm bảo tồn, phát triển và tri ân các bậc tiền bối đã làm nên một nghề Phở Vân Cù truyền thống, được lan tỏa khắp mọi miền tổ quốc.

Các nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có 100 con tôm hùm trong khuôn khổ Lễ hội. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2025 quy tụ nhiều nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước với quy mô hơn 230 gian hàng gồm không gian bánh dân gian, không gian đặc sản vùng miền, không gian ẩm thực.