Dự phiên khai mạc có Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịchnước Nguyễn Minh Triết; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Nguyên Chủtịch nước Trần Đức Lương; Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cùng các vị lãothành cách mạng, đại diện các đoàn ngoại giao đã tới dự.
Phát biểu khai mạc kỳ họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳngđịnh kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII được tiến hành vào thời điểm Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng vừa kết thúc thắng lợi; toàn Đảng, toàndân và toàn quân phấn khởi, tin tưởng và đang nỗ lực phấn đấu quyết tâm đưa Nghịquyết Đại hội vào cuộc sống. Nhân dân cả nước vừa long trọng kỷ niệm 65 năm cuộcTổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam; mừng Đảng, mừng Xuân Tân Mão, mừng đất nước đổi mới và đang tích cực chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc bầu cử đạibiểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ2011-2016 vào ngày 22/5 sắp tới.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự giám sát thườngxuyên của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của cả hệthống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân,nền kinh tế nước ta tiếp tục giữ được mức tăng trưởng khá; an sinh xã hội đượcbảo đảm; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các cân đốilớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; vị thế của nước ta trong khu vực vàquốc tế tiếp tục được nâng cao. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức còn rất lớn, đòihỏi phải có quyết tâm cao hơn, quyết liệt hơn trong chỉ đạo điều hành và tổ chứcthực hiện để đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết của Quốc hội đề ra năm 2011, trongđó ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội lànhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.
Theo Chủ tịch Quốc hội, nhìn lại 4 năm qua (2007-2011), mặc dù quỹ thời gianhoạt động ít hơn so với nhiệm kỳ trước nhưng những kết quả đạt được của các cơquan trong bộ máy Nhà nước là rất đáng ghi nhận. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cáccơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp đều nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn,phối hợp thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, gópphần to lớn vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tuy vậy, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước vẫn còn những mặt hạnchế, yếu kém cần được đánh giá nghiêm túc, sâu sắc, rút ra nguyên nhân, bài họckinh nghiệm, làm cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quảhoạt động trong nhiệm kỳ tới.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh kỳ họp thứ 9, kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hộikhóa XII là dịp để Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan hữu quan nhìnnhận những việc đã làm được, chưa làm được, những hạn chế, khuyết điểm để nỗ lựcphấn đấu, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm, đạt được những kếtquả to lớn hơn nữa, xứng đáng với lòng mong đợi của nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần trách nhiệm,tập trung thời gian, công sức, trí tuệ; phát huy dân chủ, thẳng thắn, đóng gópnhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực, góp phần để kỳ họp thành công tốt đẹp.
Trong lời phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã trân trọngvà xúc động gửi lời chia buồn và cảm thông sâu sắc của Quốc hội Việt Nam đến Nhàvua, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản trước những hậu quả nặng nề dothảm họa động đất và sóng thần gây ra. Chủ tịch Quốc hội tin tưởng rằng, với sựnỗ lực kiên cường, tính kỷ luật và bình tĩnh, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế,trong đó có nhân dân Việt Nam, đất nước Nhật Bản nhất định sẽ vượt qua khó khăn,ổn định sản xuất, đời sống và tiếp tục phát triển mạnh mẽ.(Xem toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tại đây.)
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã báocáo với Quốc hội và đồng bào cả nước một số nội dung chính về tình hình kinhtế-xã hội năm 2010 và những giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo, điều hànhthực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011.
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng báo cáo bổ sung trước Quốc hội về tái cơ cấuTập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và việc tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tậpthể và cá nhân liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn.
Đề cập những giải pháp chủ yếu tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạchphát triển kinh tế-xã hội năm 2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ kiềmchế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và hướng đến mụctiêu tăng trưởng bền vững là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chỉ đạo, điều hành.
Tiếp đó, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy banKinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền, thay mặt Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban củaQuốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kếtquả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2010;việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhànước những tháng đầu năm 2011.
Trình bày Báo cáo tổng kết hoạt động của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011),Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu rõ kế thừa, phát huy những thành quả, bàihọc kinh nghiệm của Quốc hội các khóa trước, Quốc hội khóa XII đã nêu cao tinhthần trách nhiệm, đoàn kết, tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ cả về tổ chức vàphương thức hoạt động, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiếnpháp và pháp luật, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp to lớn vào nhữngthành tựu chung của đất nước.
Nhìn tổng thể, có thể khẳng định, kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ khóa XII làQuốc hội đã hoạt động ngày càng dân chủ, thiết thực và hiệu quả, có nhiều đổimới cả trong tư duy và thực tiễn hành động. Công tác xây dựng pháp luật tiếp tụcđược đổi mới cả về quy trình, bảo đảm tăng cả về số lượng và chất lượng, gópphần thể chế hóa kịp thời, đúng đắn đường lối của Đảng, nâng cao hiệu quả quảnlý, điều hành của Nhà nước. Công tác giám sát được tăng cường với sự kết hợp củanhiều phương thức tổng hợp, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan của Quốc hội.Nội dung giám sát tập trung vào những vấn đề bức xúc của cuộc sống, thảo luận,ra Nghị quyết và giám sát thực hiện Nghị quyết đã được thông qua.
Việc Quốc hội khóa XII giám sát giải quyết các kiến nghị của cử tri là một điểmmới, mang lại hiệu quả thiết thực. Quyết định các vấn đề quan trọng của đấtnước, đặc biệt là về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước và công trình dự án quốcgia ngày càng có chất lượng hơn, bám sát và đáp ứng kịp thời yêu cầu của thựctiễn. Hoạt động đối ngoại đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng nângcao vị thế của đất nước và Quốc hội Việt Nam trên trường quốc tế. Tổ chức bộ máynhà nước được củng cố, kiện toàn, từng bước ổn định, cơ bản đáp ứng yêu cầu củahoạt động thực tiễn. Phương thức, chế độ làm việc từng bước được cải tiến theohướng phát huy dân chủ, tăng tính chủ động, sáng tạo, phối hợp tốt hơn giữa cácđơn vị, cơ quan hữu quan…
Chủ tịch Quốc hội đánh giá Quốc hội đổi mới tổ chức và hoạt động, thực hiện cóhiệu quả các chức năng, nhiệm vụ đã tạo ra nhiều nhân tố mới, góp phần tích cựcxây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân do Đảnglãnh đạo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Các kỳ họp của Quốc hội đã thực sự trở thành sự kiện chính trị cuốn hút và nhữngphiên thảo luận về các dự án luật, tình hình kinh tế, xã hội, chất vấn và trảlời chất vấn sôi nổi, tâm huyết tại hội trường đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong cửtri và nhân dân cả nước. Hoạt động của Quốc hội đã làm sâu sắc hơn nhận thức vềxây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, góp phần tăng cường sự gắn bó giữa nhândân với Đảng và Nhà nước, tạo ra một hình ảnh về sự năng động, dân chủ của hệthống chính trị xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thựcsự là cơ quan tiêu biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần vào việc thực hiện thắng lợinhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, Quốc hội khóa XII kiến nghị một số vấnđề như tiếp tục tăng cường năng lực và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động lậppháp của Quốc hội; nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu lực, hiệu quả giám sát củaQuốc hội; đề cao hơn nữa trách nhiệm và nâng cao chất lượng quyết định các vấnđề quan trọng của đất nước; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại của Quốc hội; đổi mới,nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phát huy vai tròcủa Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội theo hướng nâng cao hơn nữatrách nhiệm của các cơ quan này; tăng cường đại biểu Quốc hội chuyên trách,thành viên chuyên trách các cơ quan Quốc hội; nghiên cứu sửa đổi quy chế hoạtđộng của Đoàn đại biểu Quốc hội...
Chiều nay, Quốc hội tiếp tục làm việc theo chương trình./.