Ngày 31/8, tại thôn Vân Hội 2, thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, Bình Định, nhà lưu niệm Chi bộ Đề-pô Diêu Trì - Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Bình Định (ra đời tháng 9/1939) đã được khánh thành và đưa vào sử dụng.
Đây là địa điểm sinh hoạt văn hóa, chính trị, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ tỉnh Bình Định.
Nhà lưu niệm Chi bộ Đề-pô Diêu Trì được xây dựng trong khuôn viên 3.630m2, diện tích xây dựng 284m2 với tổng kinh phí 7 tỷ đồng; trong đó người dân và các doanh nghiệp đóng góp 1 tỷ đồng.
Nhà lưu niệm được xây dựng gồm 3 gian: Gian đầu tiên thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Nguyễn Đình Thụ, Bí thư đầu tiên Chi bộ Đề-pô Diêu Trì; Trần Bá, Bí thư đầu tiên Huyện ủy Tuy Phước cùng các anh hùng liệt sỹ của Chi bộ Đề-pô Diêu Trì, huyện Tuy Phước. Hai gian còn lại trưng bày các hiện vật, tài liệu, hình ảnh về sự ra đời và hoạt động của Chi bộ Đề-pô Diêu Trì; cũng như hình ảnh về phát huy truyền thống cách mạng của Chi bộ.
Việc khánh thành Nhà lưu niệm Chi bộ Đề-pô Diêu Trì nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống, phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của dân tộc, của tổ chức Đảng trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; là địa điểm giáo dục quan trọng đối với nhiều thế hệ người dân tại Bình Định.
Trong quá trình xây dựng tuyến đường sắt Bắc-Nam từ năm 1931 đến 1936, thực dân Pháp đã cho xây dựng tại Diêu Trì một ga đường sắt cùng một cơ xưởng sửa chữa tàu, đóng toa, cung cấp nhiên liệu (gọi là Đề-pô).
Một lực lượng đông đảo công nhân lành nghề được làm việc tại Đề-pô Diêu Trì kể từ đó. Để tạo nền móng cho lực lượng đấu tranh chống thực dân Pháp tại đây, vào đầu năm 1939, Xứ ủy Trung kỳ đã cử lực lượng vào gây dựng phong trào tiến tới thành lập chi bộ đảng.
Tháng 9/1939, tại nhà đồng chí Nguyễn Đình Thụ, cách Đề-pô Diêu Trì chỉ 200m, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Bình Định đã được thành lập với đội ngũ các đảng viên được kết nạp từ trước của Đảng bộ Trường kỹ nghệ thực hành Huế và những công nhân trưởng thành từ phong trào đấu tranh của công nhân Đề-pô Diêu Trì do đồng chí Thụ làm bí thư.
Sau khi thành lập, Chi bộ Đề-pô Diêu Trì đã tổ chức và lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của người dân Bình Định, hòa mình vào công cuộc đấu tranh chung của toàn dân tộc, góp phần tạo nên những thắng lợi vẻ vang để đi đến thống nhất Tổ quốc./.
Đây là địa điểm sinh hoạt văn hóa, chính trị, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ tỉnh Bình Định.
Nhà lưu niệm Chi bộ Đề-pô Diêu Trì được xây dựng trong khuôn viên 3.630m2, diện tích xây dựng 284m2 với tổng kinh phí 7 tỷ đồng; trong đó người dân và các doanh nghiệp đóng góp 1 tỷ đồng.
Nhà lưu niệm được xây dựng gồm 3 gian: Gian đầu tiên thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Nguyễn Đình Thụ, Bí thư đầu tiên Chi bộ Đề-pô Diêu Trì; Trần Bá, Bí thư đầu tiên Huyện ủy Tuy Phước cùng các anh hùng liệt sỹ của Chi bộ Đề-pô Diêu Trì, huyện Tuy Phước. Hai gian còn lại trưng bày các hiện vật, tài liệu, hình ảnh về sự ra đời và hoạt động của Chi bộ Đề-pô Diêu Trì; cũng như hình ảnh về phát huy truyền thống cách mạng của Chi bộ.
Việc khánh thành Nhà lưu niệm Chi bộ Đề-pô Diêu Trì nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống, phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của dân tộc, của tổ chức Đảng trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; là địa điểm giáo dục quan trọng đối với nhiều thế hệ người dân tại Bình Định.
Trong quá trình xây dựng tuyến đường sắt Bắc-Nam từ năm 1931 đến 1936, thực dân Pháp đã cho xây dựng tại Diêu Trì một ga đường sắt cùng một cơ xưởng sửa chữa tàu, đóng toa, cung cấp nhiên liệu (gọi là Đề-pô).
Một lực lượng đông đảo công nhân lành nghề được làm việc tại Đề-pô Diêu Trì kể từ đó. Để tạo nền móng cho lực lượng đấu tranh chống thực dân Pháp tại đây, vào đầu năm 1939, Xứ ủy Trung kỳ đã cử lực lượng vào gây dựng phong trào tiến tới thành lập chi bộ đảng.
Tháng 9/1939, tại nhà đồng chí Nguyễn Đình Thụ, cách Đề-pô Diêu Trì chỉ 200m, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Bình Định đã được thành lập với đội ngũ các đảng viên được kết nạp từ trước của Đảng bộ Trường kỹ nghệ thực hành Huế và những công nhân trưởng thành từ phong trào đấu tranh của công nhân Đề-pô Diêu Trì do đồng chí Thụ làm bí thư.
Sau khi thành lập, Chi bộ Đề-pô Diêu Trì đã tổ chức và lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của người dân Bình Định, hòa mình vào công cuộc đấu tranh chung của toàn dân tộc, góp phần tạo nên những thắng lợi vẻ vang để đi đến thống nhất Tổ quốc./.
Ly Kha (TTXVN)