Ngày 21/4, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức lễ cắt băng khánh thành đưa vào sử dụng Nhà trưng bày di tích lịch sử nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam tại xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
60 năm về trước, đúng ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, đại diện các cơ quan báo chí Trung ương đóng ở chiến khu Việt Bắc đã thay mặt báo giới cả nước tổ chức Đại hội thành lập Hội những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
Trong điều kiện kháng chiến khó khăn gian khổ, Đảng và Bác Hồ vẫn quan tâm tập hợp đội ngũ những người làm báo để rèn luyện về nhận thức chính trị cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhằm làm cho mỗi nhà báo trở thành một chiến sĩ thực thụ trên mặt trận tư tưởng văn hóa.
Từ 300 hội viên ban đầu với vài chi hội thuộc các liên khu 3, 4, 5 và Nam Bộ, đến nay Hội Nhà báo Việt Nam đã có hơn 17.000 hội viên sinh hoạt tại 63 hội nhà báo tỉnh, thành phố trong cả nước, trở thành một tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp có vị thế to lớn ở trong nước và khu vực.
Công trình Nhà trưng bày di tích lịch sử nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam được xây dựng có ý nghĩa lịch sử to lớn, thể hiện tình cảm "Uống nước nhớ nguồn" của Hội Nhà báo Việt Nam với chiến khu Việt Bắc nói chung và với nhân dân ATK Định Hóa nói riêng.
Công trình được Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam tài trợ với tổng số vốn gần 1,2 tỷ đồng và hoàn thành sau gần 1 năm thi công xây dựng.
Nhà trưng bày được xây dựng theo mô hình kiến trúc nhà sàn bêtông gồm hai tầng có tổng diện tích 200m2. Hiện nhà trưng bày có trên 120 hiện vật được bố trí theo ba khu vực gắn với ba giai đoạn của báo chí cách mạng Việt Nam gồm báo chí cách mạng Việt Nam giai đoạn trước năm 1950; giai đoạn 1950 đến 1985 và giai đoạn 1986 đến nay.
Công trình Nhà trưng bày di tích nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam được xây dựng nằm trong quần thể các di tích lịch sử cách mạng được Đảng, Chính phủ xác định "là quần thể di tích quan trọng bậc nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX."./.
60 năm về trước, đúng ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, đại diện các cơ quan báo chí Trung ương đóng ở chiến khu Việt Bắc đã thay mặt báo giới cả nước tổ chức Đại hội thành lập Hội những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
Trong điều kiện kháng chiến khó khăn gian khổ, Đảng và Bác Hồ vẫn quan tâm tập hợp đội ngũ những người làm báo để rèn luyện về nhận thức chính trị cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhằm làm cho mỗi nhà báo trở thành một chiến sĩ thực thụ trên mặt trận tư tưởng văn hóa.
Từ 300 hội viên ban đầu với vài chi hội thuộc các liên khu 3, 4, 5 và Nam Bộ, đến nay Hội Nhà báo Việt Nam đã có hơn 17.000 hội viên sinh hoạt tại 63 hội nhà báo tỉnh, thành phố trong cả nước, trở thành một tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp có vị thế to lớn ở trong nước và khu vực.
Công trình Nhà trưng bày di tích lịch sử nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam được xây dựng có ý nghĩa lịch sử to lớn, thể hiện tình cảm "Uống nước nhớ nguồn" của Hội Nhà báo Việt Nam với chiến khu Việt Bắc nói chung và với nhân dân ATK Định Hóa nói riêng.
Công trình được Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam tài trợ với tổng số vốn gần 1,2 tỷ đồng và hoàn thành sau gần 1 năm thi công xây dựng.
Nhà trưng bày được xây dựng theo mô hình kiến trúc nhà sàn bêtông gồm hai tầng có tổng diện tích 200m2. Hiện nhà trưng bày có trên 120 hiện vật được bố trí theo ba khu vực gắn với ba giai đoạn của báo chí cách mạng Việt Nam gồm báo chí cách mạng Việt Nam giai đoạn trước năm 1950; giai đoạn 1950 đến 1985 và giai đoạn 1986 đến nay.
Công trình Nhà trưng bày di tích nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam được xây dựng nằm trong quần thể các di tích lịch sử cách mạng được Đảng, Chính phủ xác định "là quần thể di tích quan trọng bậc nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX."./.
Thu Hằng (Vietnam+)