Tại Đắk Lắk và Kon Tum tình hình khô hạn đang diễn ra trên diện rộng, làm thiệt hại hàng ngàn ha cây trồng các loại.
Chỉ riêng tại hai huyện phía Bắc vùng trọng điểm càphê của tỉnh là Ea H’Leo và Krông Búk đã có trên 5.500ha càphê bị khô hạn có khả năng bị mất trắng hoặc giảm 50% sản lượng càphê nhân trong niên vụ đến. Đây là hai huyện của tỉnh Đắk Lắk có diện tích càphê bị khô hạn nặng nhất; trong đó, huyện Ea H’Leo có trên 3.000ha.
Tại hai huyện này, hiện nay đã có hàng chục công trình thủy lợi, ao hồ, dòng sông, suối nhỏ bị khô cạn nước nên không đủ nguồn nước tưới cho cây càphê.
Theo các địa phương, nếu như các năm trước, đến thời điểm này, nhiều diện tích càphê đã tưới nước xong đợt hai, nhưng niên vụ này mới chỉ tưới nước đợt một. Huyện Krông Búk có 37 công trình thủy lợi, nhưng nay đã có gần tám công trình vừa và nhỏ đã khô kiệt nước. Diện tích càphê bị khô hạn nhiều và bị khô cháy nặng nhất là ở các xã vùng sâu Chư Kpô, Chư Pơng, Cư Né thuộc huyện Krông Búk.
Các hộ gia đình đồng bào các dân tộc sản xuất kinh doanh càphê của huyện Ea H’Leo và Krông Búk đã tổ chức đào, nạo vét thêm hàng trăm giếng nước sâu từ 30-50m trở lên. Một số vùng, do khó khăn về nguồn nước, đồng bào các dân tộc đã tổ chức nạo vét, tận dụng các mạch nước nhỉ trong các dòng suối, ao, hồ để lấy nước cứu cho cây càphê.
Hiện nay, các huyện Ea H’Leo, Krông Búk ngoài việc tập trung chống hạn cho các loại cây trồng còn vận động đồng bào các dân tộc mạnh dạn chuyển đổi diện tích càphê ở những địa bàn không chủ động được nguồn nước sang trồng các loại cây ngắn, dài ngày khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ông Nguyễn Văn Năm, Giám đốc Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh Kon Tum cho biết do không còn nguồn nước tưới, nhiều khả năng trên 28,6ha lúa giống của Trung tâm, sản xuất để phục vụ nhu cầu giống của người dân địa phương sẽ mất trắng hoặc giảm chất lượng không thể làm giống cho mùa vụ tới được.
Trong 28,6ha lúa giống vụ Đông Xuân năm nay của Trung tâm để phục vụ cho vụ mùa tới có gần 6ha lúa giống Nhị ưu 838, diện tích còn lại là lúa xác nhận với bốn chủng loại HT1, IR56279, VND95-20 và IR64. Dự kiến nếu không bị thiệt hại do khô hạn, diện tích lúa giống này sẽ cung cấp khoảng 10% lượng giống trong tổng diện tích gần 20.000ha lúa vụ mùa của địa phương.
Theo ông Năm, từ tháng Hai vừa qua, Trung tâm cũng đã tiến hành chống hạn bằng các phương pháp bơm và đào giếng khoan. Tuy nhiên trong thời gian sắp tới nếu vẫn không có mưa, toàn bộ diện tích lúa giống trên sẽ chuyển thành lúa thịt. Theo dự báo, vụ mùa tới ở Kon Tum sẽ thiếu giống./.
Chỉ riêng tại hai huyện phía Bắc vùng trọng điểm càphê của tỉnh là Ea H’Leo và Krông Búk đã có trên 5.500ha càphê bị khô hạn có khả năng bị mất trắng hoặc giảm 50% sản lượng càphê nhân trong niên vụ đến. Đây là hai huyện của tỉnh Đắk Lắk có diện tích càphê bị khô hạn nặng nhất; trong đó, huyện Ea H’Leo có trên 3.000ha.
Tại hai huyện này, hiện nay đã có hàng chục công trình thủy lợi, ao hồ, dòng sông, suối nhỏ bị khô cạn nước nên không đủ nguồn nước tưới cho cây càphê.
Theo các địa phương, nếu như các năm trước, đến thời điểm này, nhiều diện tích càphê đã tưới nước xong đợt hai, nhưng niên vụ này mới chỉ tưới nước đợt một. Huyện Krông Búk có 37 công trình thủy lợi, nhưng nay đã có gần tám công trình vừa và nhỏ đã khô kiệt nước. Diện tích càphê bị khô hạn nhiều và bị khô cháy nặng nhất là ở các xã vùng sâu Chư Kpô, Chư Pơng, Cư Né thuộc huyện Krông Búk.
Các hộ gia đình đồng bào các dân tộc sản xuất kinh doanh càphê của huyện Ea H’Leo và Krông Búk đã tổ chức đào, nạo vét thêm hàng trăm giếng nước sâu từ 30-50m trở lên. Một số vùng, do khó khăn về nguồn nước, đồng bào các dân tộc đã tổ chức nạo vét, tận dụng các mạch nước nhỉ trong các dòng suối, ao, hồ để lấy nước cứu cho cây càphê.
Hiện nay, các huyện Ea H’Leo, Krông Búk ngoài việc tập trung chống hạn cho các loại cây trồng còn vận động đồng bào các dân tộc mạnh dạn chuyển đổi diện tích càphê ở những địa bàn không chủ động được nguồn nước sang trồng các loại cây ngắn, dài ngày khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ông Nguyễn Văn Năm, Giám đốc Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh Kon Tum cho biết do không còn nguồn nước tưới, nhiều khả năng trên 28,6ha lúa giống của Trung tâm, sản xuất để phục vụ nhu cầu giống của người dân địa phương sẽ mất trắng hoặc giảm chất lượng không thể làm giống cho mùa vụ tới được.
Trong 28,6ha lúa giống vụ Đông Xuân năm nay của Trung tâm để phục vụ cho vụ mùa tới có gần 6ha lúa giống Nhị ưu 838, diện tích còn lại là lúa xác nhận với bốn chủng loại HT1, IR56279, VND95-20 và IR64. Dự kiến nếu không bị thiệt hại do khô hạn, diện tích lúa giống này sẽ cung cấp khoảng 10% lượng giống trong tổng diện tích gần 20.000ha lúa vụ mùa của địa phương.
Theo ông Năm, từ tháng Hai vừa qua, Trung tâm cũng đã tiến hành chống hạn bằng các phương pháp bơm và đào giếng khoan. Tuy nhiên trong thời gian sắp tới nếu vẫn không có mưa, toàn bộ diện tích lúa giống trên sẽ chuyển thành lúa thịt. Theo dự báo, vụ mùa tới ở Kon Tum sẽ thiếu giống./.
Quang Huy, Cao Nguyên (TTXVN/Vietnam+)