Chiều 18/5, Chương trình Quản trị công và cải cách hành chính giai đoạn 2 (GOPA 2) do Chính phủ Đan Mạch tài trợ cho Việt Nam giai đoạn 2012-2015 chính thức được khởi động.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Ngài John Nielsen, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam, đồng chủ trì Lễ khởi động.
Tham dự còn có các đại biểu Quốc hội, đại diện các bộ, ngành hữu quan, đại diện một số đại sứ quán và tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Trong giai đoạn 2, Chương trình Quản trị công và cải cách hành chính sẽ tiếp tục tập trung vào ba lĩnh vực cải cách hành chính công; nghiên cứu và giáo dục về quyền con người; sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình.
Mục tiêu phát triển chung của Chương trình là thúc đẩy phát triển quản trị công dân chủ, quản lý công và trách nhiệm giải trình tại Việt Nam.
Đánh giá về hiệu quả của các hoạt động hợp tác giữa Đan Mạch và Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh chương trình GOPA cùng các chương trình, dự án khác của Đan Mạch và các nhà tài trợ quốc tế khác đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển trong nhiều lĩnh vực.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam, Ngài John Nielsen nhấn mạnh sự mong muốn tăng cường hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực Quản trị công và Cải cách hành chính, cụ thể là hợp tác chặt chẽ giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Đan Mạch, hợp tác với các trung tâm nghiên cứu giáo dục về quyền con người tại một số trường đại học và hỗ trợ năm tỉnh của Việt Nam trong công cuộc cải cách hành chính.
Chương trình GOPA 2 có thêm một số nội dung mới là hỗ trợ một số tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam, chương trình được thực hiện với tổng ngân sách tài trợ khoảng 270 tỷ đồng, trong đó ngân sách đã được phê duyệt là 220 tỷ đồng.
Chương trình Quản trị công và cải cách hành chính giai đoạn 1 (2008-2011) đã được triển khai có hiệu quả góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương tham gia chương trình là Đắc Lắc, Đắc Nông, Điện Biên, Lào Cai và Lai Châu.
Qua chương trình đgiúp nâng cao năng lực hoạt động của các đại biểu Quốc hội và năng lực giúp việc của cán bộ Văn phòng Quốc hội; tăng cường năng lực nghiên cứu, đào tạo của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực quyền con người./.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Ngài John Nielsen, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam, đồng chủ trì Lễ khởi động.
Tham dự còn có các đại biểu Quốc hội, đại diện các bộ, ngành hữu quan, đại diện một số đại sứ quán và tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Trong giai đoạn 2, Chương trình Quản trị công và cải cách hành chính sẽ tiếp tục tập trung vào ba lĩnh vực cải cách hành chính công; nghiên cứu và giáo dục về quyền con người; sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình.
Mục tiêu phát triển chung của Chương trình là thúc đẩy phát triển quản trị công dân chủ, quản lý công và trách nhiệm giải trình tại Việt Nam.
Đánh giá về hiệu quả của các hoạt động hợp tác giữa Đan Mạch và Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh chương trình GOPA cùng các chương trình, dự án khác của Đan Mạch và các nhà tài trợ quốc tế khác đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển trong nhiều lĩnh vực.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam, Ngài John Nielsen nhấn mạnh sự mong muốn tăng cường hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực Quản trị công và Cải cách hành chính, cụ thể là hợp tác chặt chẽ giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Đan Mạch, hợp tác với các trung tâm nghiên cứu giáo dục về quyền con người tại một số trường đại học và hỗ trợ năm tỉnh của Việt Nam trong công cuộc cải cách hành chính.
Chương trình GOPA 2 có thêm một số nội dung mới là hỗ trợ một số tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam, chương trình được thực hiện với tổng ngân sách tài trợ khoảng 270 tỷ đồng, trong đó ngân sách đã được phê duyệt là 220 tỷ đồng.
Chương trình Quản trị công và cải cách hành chính giai đoạn 1 (2008-2011) đã được triển khai có hiệu quả góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương tham gia chương trình là Đắc Lắc, Đắc Nông, Điện Biên, Lào Cai và Lai Châu.
Qua chương trình đgiúp nâng cao năng lực hoạt động của các đại biểu Quốc hội và năng lực giúp việc của cán bộ Văn phòng Quốc hội; tăng cường năng lực nghiên cứu, đào tạo của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực quyền con người./.
Quỳnh Hoa (TTXVN)