Ngày 22/1, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch cúm gia cầm, ông Phan Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết tuy thời tiết tiếp tục rét tại miền Bắc làm giảm sức đề kháng đàn gia cầm, các hoạt động chăn nuôi tái đàn phục vụ tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán tăng cao, các hoạt động vận chuyển lậu gia cầm vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt... nhưng không còn tỉnh nào xuất hiện dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Tuy nhiên, để công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả thời gian tới, Ban chỉ đạo yêu cầu các địa phương cần tổ chức thực hiện các biện pháp đồng bộ phòng chống dịch như tuân thủ các quy định về con giống; thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng gia cầm; khuyến cáo áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học; thực hiện nghiêm việc kiểm dịch tại gốc, kiểm soát có hiệu quả việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm ra vào địa bàn; tiêm phòng các loại vắcxin cho gia cầm theo quy định, thường xuyên thực hiện vệ sinh tiêu độc môi trường, khu vực chăn nuôi…
Ông Phan Văn Đông cũng cho biết ngoài việc yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch mà phải tiếp tục tăng cường công tác giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm thì lãnh đạo Cục Thú y, Cơ quan Thú y vùng liên tục cử các đoàn công tác cùng với địa phương giám sát công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Trước đó, ngày 11/01/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã gửi công văn số 133/BNN-TY đến Bộ Tài Chính đề nghị tiếp tục giao dự toán kinh phí cho 3 tỉnh thí điểm tiêm phòng vắcxin lở mồm long móng thuộc Chương trình quốc gia giai đoạn II (2011-2015) để phục vụ công tác phòng chống dịch trong thời gian tới.
Trả lời về vấn đề giá trứng gia cầm tăng cao trong mấy tuần qua, tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết đúng là giá trứng tăng cao đột biến, mức tăng giá vô lý, nhưng do trong thời gian dài người chăn nuôi thiệt hại nhiều nên người chăn nuôi tranh thủ bán giá cao để bù chi phí.
Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã vào cuộc và đến thời điểm hiện nay, giá trứng đã dần ổn định và trở lại mức bình thường. Mức giá bán ra tại chuồng dao động từ 2.100- 2.200 đồng/quả./.
Tuy nhiên, để công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả thời gian tới, Ban chỉ đạo yêu cầu các địa phương cần tổ chức thực hiện các biện pháp đồng bộ phòng chống dịch như tuân thủ các quy định về con giống; thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng gia cầm; khuyến cáo áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học; thực hiện nghiêm việc kiểm dịch tại gốc, kiểm soát có hiệu quả việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm ra vào địa bàn; tiêm phòng các loại vắcxin cho gia cầm theo quy định, thường xuyên thực hiện vệ sinh tiêu độc môi trường, khu vực chăn nuôi…
Ông Phan Văn Đông cũng cho biết ngoài việc yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch mà phải tiếp tục tăng cường công tác giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm thì lãnh đạo Cục Thú y, Cơ quan Thú y vùng liên tục cử các đoàn công tác cùng với địa phương giám sát công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Trước đó, ngày 11/01/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã gửi công văn số 133/BNN-TY đến Bộ Tài Chính đề nghị tiếp tục giao dự toán kinh phí cho 3 tỉnh thí điểm tiêm phòng vắcxin lở mồm long móng thuộc Chương trình quốc gia giai đoạn II (2011-2015) để phục vụ công tác phòng chống dịch trong thời gian tới.
Trả lời về vấn đề giá trứng gia cầm tăng cao trong mấy tuần qua, tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết đúng là giá trứng tăng cao đột biến, mức tăng giá vô lý, nhưng do trong thời gian dài người chăn nuôi thiệt hại nhiều nên người chăn nuôi tranh thủ bán giá cao để bù chi phí.
Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã vào cuộc và đến thời điểm hiện nay, giá trứng đã dần ổn định và trở lại mức bình thường. Mức giá bán ra tại chuồng dao động từ 2.100- 2.200 đồng/quả./.
Thu Hà (TTXVN)