Dù cho những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn còn quẩn quanh đe dọa và đạo Thiên chúa không phải là tôn giáo chính, Giáng sinh 2010 tại châu Á vẫn tưng bừng hơn bao giờ hết.
Khắp mọi nơi đèn hoa rực rỡ như trong xứ sở thần tiên, người người đang tất bật mua bán để chuẩn bị cho bữa tiệc Giáng sinh và những món quà tặng trong dịp lễ hội này. Những dịch vụ ăn theo mùa Giáng sinh cũng được triển khai từ rất sớm.
Tại Hàn Quốc, 50 bưu điện đã đồng loạt cử nhân viên mặc trang phục của ông già Noel đi xe máy đưa quà cho trẻ em nghèo ở thủ đô Seoul. Tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, một carnival Giáng sinh cũng đã được tổ chức, với sự tham dự của hơn 100 trẻ em trong trang phục Santa Claus.
Một nhóm "ông già Noel" cũng "đổ bộ" các khu thủy cung ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản, cho thủy sinh vật ăn và biểu diễn cùng cá heo, trong khi những Santa bằng máy thì lắc hông và hát vang những ca khúc Giáng sinh. Ban quản lý khu thủy cung Enoshima, còn đưa ra sáng kiến tận dụng điện năng từ sức người, theo đó tất cả các nguồn ánh sáng nhấp nháy trên cây thông khổng lồ trong công viên được kết nối với những bước chân qua lại của khách tham quan theo hệ thống cảm ứng.
Một khách sạn ở tỉnh Siem Reap, Tây Bắc Campuchia, đã dựng lên một cây Giáng sinh khổng lồ từ những vật liệu đánh bắt cá, như những cần câu bằng tre và lưới đánh cá được dệt bằng tay. Những ca khúc Giáng sinh bằng tiếng Anh và tiếng Khmer cũng được vang lên trong suốt dịp lễ hội, trong khi những ông Santa Claus ở đây thì di chuyển ở đây bằng xe tuk-tuk (phương tiện giao thông phổ biến ở Campuchia) thay vì đi xe tuần lộc kéo.
Không khí lễ hội cũng có thể nhận thấy rõ ở thủ đô Kualar Lumpur của Malaysia, với những cây Giáng sinh khổng lồ được trang hoàng nhiều bóng đèn màu nhấp nháy ở các cửa hiệu lớn. Ngoài những món ăn truyền thống, người dân Malaysia cũng chuẩn bị trên bàn tiệc của mình những món ăn đúng “chất Giáng sinh” như gà tây quay, đùi cừu quay, khoai tây nướng…
Người dân Đài Loan (Trung Quốc) thì có lẽ không rành về khoản nấu nướng, hoặc đơn giản là họ muốn thưởng thức không khí lễ hội ở một nơi nào đó mới lạ. Các tiệm ăn ở đây đã được đặt chỗ gần hết cho bữa tiệc Giáng sinh và Năm mới. "Gần 90% chỗ ngồi tại chuỗi bảy cửa hàng của chúng tôi đã được đặt trước cho đêm Giao thừa,” cô Cindy Lo, đại diện của khách sạn Grand Formosa Regent cho biết.
Các nhãn hiệu sang trọng quốc tế và các sản phẩm công nghệ hiện đại kỳ vọng vào cơn sốt mua sắm mùa lễ hội của người châu Á, kéo dài từ Giáng Sinh cho đến Tết Âm lịch (đầu tháng 2/2010).
Tại Singpore, Đại lộ thời trang Orchard thu hút vô số đoàn du khách Đông Nam Á đến mua sắm những món quà sang trọng và đắt tiền của các nhãn hiệu phương Tây, từ đồ trang sức đến nước hoa và quần áo. Tất nhiên, Singapore hoàn toàn có thể vung tiền mạnh tay vào dịp lễ cuối năm, do nền kinh tế của nước này trong năm 2010 đã tăng trưởng cao nhất châu Á, với tỷ lệ dự kiến đạt 15%./.
Khắp mọi nơi đèn hoa rực rỡ như trong xứ sở thần tiên, người người đang tất bật mua bán để chuẩn bị cho bữa tiệc Giáng sinh và những món quà tặng trong dịp lễ hội này. Những dịch vụ ăn theo mùa Giáng sinh cũng được triển khai từ rất sớm.
Tại Hàn Quốc, 50 bưu điện đã đồng loạt cử nhân viên mặc trang phục của ông già Noel đi xe máy đưa quà cho trẻ em nghèo ở thủ đô Seoul. Tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, một carnival Giáng sinh cũng đã được tổ chức, với sự tham dự của hơn 100 trẻ em trong trang phục Santa Claus.
Một nhóm "ông già Noel" cũng "đổ bộ" các khu thủy cung ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản, cho thủy sinh vật ăn và biểu diễn cùng cá heo, trong khi những Santa bằng máy thì lắc hông và hát vang những ca khúc Giáng sinh. Ban quản lý khu thủy cung Enoshima, còn đưa ra sáng kiến tận dụng điện năng từ sức người, theo đó tất cả các nguồn ánh sáng nhấp nháy trên cây thông khổng lồ trong công viên được kết nối với những bước chân qua lại của khách tham quan theo hệ thống cảm ứng.
Một khách sạn ở tỉnh Siem Reap, Tây Bắc Campuchia, đã dựng lên một cây Giáng sinh khổng lồ từ những vật liệu đánh bắt cá, như những cần câu bằng tre và lưới đánh cá được dệt bằng tay. Những ca khúc Giáng sinh bằng tiếng Anh và tiếng Khmer cũng được vang lên trong suốt dịp lễ hội, trong khi những ông Santa Claus ở đây thì di chuyển ở đây bằng xe tuk-tuk (phương tiện giao thông phổ biến ở Campuchia) thay vì đi xe tuần lộc kéo.
Không khí lễ hội cũng có thể nhận thấy rõ ở thủ đô Kualar Lumpur của Malaysia, với những cây Giáng sinh khổng lồ được trang hoàng nhiều bóng đèn màu nhấp nháy ở các cửa hiệu lớn. Ngoài những món ăn truyền thống, người dân Malaysia cũng chuẩn bị trên bàn tiệc của mình những món ăn đúng “chất Giáng sinh” như gà tây quay, đùi cừu quay, khoai tây nướng…
Người dân Đài Loan (Trung Quốc) thì có lẽ không rành về khoản nấu nướng, hoặc đơn giản là họ muốn thưởng thức không khí lễ hội ở một nơi nào đó mới lạ. Các tiệm ăn ở đây đã được đặt chỗ gần hết cho bữa tiệc Giáng sinh và Năm mới. "Gần 90% chỗ ngồi tại chuỗi bảy cửa hàng của chúng tôi đã được đặt trước cho đêm Giao thừa,” cô Cindy Lo, đại diện của khách sạn Grand Formosa Regent cho biết.
Các nhãn hiệu sang trọng quốc tế và các sản phẩm công nghệ hiện đại kỳ vọng vào cơn sốt mua sắm mùa lễ hội của người châu Á, kéo dài từ Giáng Sinh cho đến Tết Âm lịch (đầu tháng 2/2010).
Tại Singpore, Đại lộ thời trang Orchard thu hút vô số đoàn du khách Đông Nam Á đến mua sắm những món quà sang trọng và đắt tiền của các nhãn hiệu phương Tây, từ đồ trang sức đến nước hoa và quần áo. Tất nhiên, Singapore hoàn toàn có thể vung tiền mạnh tay vào dịp lễ cuối năm, do nền kinh tế của nước này trong năm 2010 đã tăng trưởng cao nhất châu Á, với tỷ lệ dự kiến đạt 15%./.
Thanh Phương (Vietnam+)