Cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đã kéo dài hơn hai năm và hiện vẫn đang diễn biến phức tạp.
Khó khăn của Tây Ban Nha và Italy càng khiến cho những dự báo về triển vọng kinh tế châu Âu trong năm nay trở nên ảm đạm hơn.
Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn An Hà, Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Âu, về những diễn biến mới của cuộc khủng hoảng, những tác động của nó tới nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu và đầu tư như kinh tế Việt Nam.
- Thưa ông, tình hình nợ công tại Hy Lạp và Tây Ban Nha đang diễn biến rất phức tạp, trong trường hợp Tây Ban Nha cũng phải xin cứu trợ chính thức như Hy Lạp thì điều gì sẽ xảy ra?
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn An Hà: Như chúng ta đã biết, trong tháng Sáu, cả châu Âu và thế giới "nín thở" theo dõi cuộc bầu cử tại Hy Lạp.
Cuối cùng thì Đảng dân chủ cánh hữu của ông Antonis Samaras đã giành thắng lợi và Hy Lạp chấp nhận ở lại Liên minh châu Âu (EU) và tiếp tục thực hiện các chính sách hà khắc là cắt lương hưu, giảm việc làm và tăng thuế. Đổi lại, Hy Lạp đã nhận được 130 tỷ euro.
Song sang tháng 7 thì tình hình ở các nước Nam Âu, đặc biệt là Tây Ban Nha, lại trở nên trầm trọng hơn.
Thứ nhất, theo dự báo, trong năm 2012 kinh tế Tây Ban Nha có thể tăng trưởng âm 1,7% GDP với món nợ công lên tới 800 tỷ euro.
Con số nợ công này mặc dù không thực sự lớn nhưng vấn đề đáng lo ngại là tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha lại rất cao, lên tới 24,4% trong tháng Sáu. Trầm trọng hơn, trong số những người thất nghiệp thì giới lao động trẻ chiếm tới 50%.
Gần đây, hàng loạt ngân hàng Tây Ban Nha rơi vào tình trạng khủng hoảng, với mức nợ xấu trong tổng nợ ngân hàng lên tới 9%, tương đương 150 tỷ euro.
Chính phủ Tây Ban Nha một mặt phải thắt lưng buộc bụng, để thực hiện cam kết cắt giảm chi tiêu ngân sách hơn 50 tỷ euro, lại phải vay của Liên minh châu Âu (EU) một gói cứu trợ dành riêng cho hệ thống ngân hàng trị giá 100 tỷ euro.
Bên cạnh đó, xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha đã bị Standard & Poor’s hạ xuống mức BBB+, khiến các khoản vay của chính phủ để trang trải nợ nần trở nên hết sức khó khăn.
Điều đó cho thấy, với một hệ thống ngân hàng “ọp ẹp” như vậy thì việc quay trở lại mức tăng trưởng tốt và đảm bảo giải quyết dứt điểm vấn đề nợ công trong trung hạn là một nhiệm vụ rất khó khăn đối với Tây Ban Nha.
Trong trường hợp "xứ sở Bò tót" phải chính thức xin một gói cứu trợ toàn diện thì khi đó Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) và Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) với tiềm lực tài chính có hạn sẽ càng gặp nhiều khó khăn.
- Vấn đề nợ công tại Italy cũng có những dấu hiệu nguy hiểm. Liệu có phải cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đang xấu hơn dự báo?
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn An Hà: Hiện nay nợ công tại Italy, nền kinh tế lớn thứ ba EU, ở mức khoảng 123% GDP (gần 2.000 tỷ euro), lớn thứ hai trong Eurozone, sau Hy Lạp.
Bản thân Italy cũng đang vướng phải những vấn đề tương tự Tây Ban Nha. Hàng chục ngân hàng của Italy mới đây liên tục bị hạ thấp trong xếp hạng tín nhiệm, trong khi khả năng vay mượn của chính phủ cũng gặp nhiều khó khăn vì phải trả lãi suất trái phiếu chính phủ cao.
Việc cắt giảm chi tiêu công và phúc lợi trong nước cũng làm cho tình trạng căng thẳng xã hội trở nên gay gắt hơn.
Rõ ràng, với một cơ chế chỉ trông vào tài trợ từ Quỹ bình ổn tài chính châu Âu thì không thể đủ nguồn lực giúp các nước này thoát khỏi nợ nần. Sâu xa hơn, muốn giải quyết vấn đề nợ công chỉ có cách phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, liên kết hội nhập khu vực tốt hơn.
- Theo ông, khủng hoảng nợ công tại châu Âu đã tác động như thế nào tới hoạt động đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam?
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn An Hà: EU là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương đã tăng từ mức chỉ khoảng 1,5 tỷ USD năm 1995 lên 20,5 tỷ USD năm 2011. Riêng trong năm 2011, xuất khẩu của Việt Nam sang EU (với các sản phẩm thế mạnh là hàng tiêu dùng, nông sản, thủy sản) đạt thặng dư hơn 8 tỷ USD.
Sang năm 2012, trong năm tháng đầu năm, một số ngành hàng như thủy sản, dệt may, hoạt động xuất khẩu sang EU có bị sút giảm. Nguyên nhân là một số nước Nam Âu cũng có ngành sản xuất dệt may, giày da và thủy sản khá mạnh, nên họ cũng tìm cách áp dụng một số biện pháp như chống bán phá giá để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước.
Về đầu tư, EU cũng là đối tác quan trọng của Việt Nam bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hay hình thức viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Do khủng hoảng, rõ ràng dòng đầu tư FDI có sụt giảm. Năm 2009, tỷ lệ đầu tư FDI của châu Âu cho Việt Nam chiếm khoảng 18% tổng vốn FDI, sang năm 2011 thì con số đó chỉ còn 11% và có xu hướng tiếp tục giảm trong năm nay.
Tuy nhiên, trao đổi thương mại song phương cũng có những điểm sáng mới, khi EU và Việt Nam ký Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) cuối tháng Sáu vừa qua, không chỉ liên quan tới thương mại và đầu tư, mà còn liên quan tới một loạt lĩnh vực khác như khoa học-công nghệ, nông nghiệp và năng lượng. Những nội dung đó khi được triển khai sẽ có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các doanh nghiệp EU.
Sau khủng hoảng, EU cũng điều chỉnh mạnh chính sách hội nhập của mình sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đây là những cơ hội để Việt Nam thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư với EU./.
Khó khăn của Tây Ban Nha và Italy càng khiến cho những dự báo về triển vọng kinh tế châu Âu trong năm nay trở nên ảm đạm hơn.
Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn An Hà, Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Âu, về những diễn biến mới của cuộc khủng hoảng, những tác động của nó tới nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu và đầu tư như kinh tế Việt Nam.
- Thưa ông, tình hình nợ công tại Hy Lạp và Tây Ban Nha đang diễn biến rất phức tạp, trong trường hợp Tây Ban Nha cũng phải xin cứu trợ chính thức như Hy Lạp thì điều gì sẽ xảy ra?
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn An Hà: Như chúng ta đã biết, trong tháng Sáu, cả châu Âu và thế giới "nín thở" theo dõi cuộc bầu cử tại Hy Lạp.
Cuối cùng thì Đảng dân chủ cánh hữu của ông Antonis Samaras đã giành thắng lợi và Hy Lạp chấp nhận ở lại Liên minh châu Âu (EU) và tiếp tục thực hiện các chính sách hà khắc là cắt lương hưu, giảm việc làm và tăng thuế. Đổi lại, Hy Lạp đã nhận được 130 tỷ euro.
Song sang tháng 7 thì tình hình ở các nước Nam Âu, đặc biệt là Tây Ban Nha, lại trở nên trầm trọng hơn.
Thứ nhất, theo dự báo, trong năm 2012 kinh tế Tây Ban Nha có thể tăng trưởng âm 1,7% GDP với món nợ công lên tới 800 tỷ euro.
Con số nợ công này mặc dù không thực sự lớn nhưng vấn đề đáng lo ngại là tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha lại rất cao, lên tới 24,4% trong tháng Sáu. Trầm trọng hơn, trong số những người thất nghiệp thì giới lao động trẻ chiếm tới 50%.
Gần đây, hàng loạt ngân hàng Tây Ban Nha rơi vào tình trạng khủng hoảng, với mức nợ xấu trong tổng nợ ngân hàng lên tới 9%, tương đương 150 tỷ euro.
Chính phủ Tây Ban Nha một mặt phải thắt lưng buộc bụng, để thực hiện cam kết cắt giảm chi tiêu ngân sách hơn 50 tỷ euro, lại phải vay của Liên minh châu Âu (EU) một gói cứu trợ dành riêng cho hệ thống ngân hàng trị giá 100 tỷ euro.
Bên cạnh đó, xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha đã bị Standard & Poor’s hạ xuống mức BBB+, khiến các khoản vay của chính phủ để trang trải nợ nần trở nên hết sức khó khăn.
Điều đó cho thấy, với một hệ thống ngân hàng “ọp ẹp” như vậy thì việc quay trở lại mức tăng trưởng tốt và đảm bảo giải quyết dứt điểm vấn đề nợ công trong trung hạn là một nhiệm vụ rất khó khăn đối với Tây Ban Nha.
Trong trường hợp "xứ sở Bò tót" phải chính thức xin một gói cứu trợ toàn diện thì khi đó Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) và Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) với tiềm lực tài chính có hạn sẽ càng gặp nhiều khó khăn.
- Vấn đề nợ công tại Italy cũng có những dấu hiệu nguy hiểm. Liệu có phải cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đang xấu hơn dự báo?
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn An Hà: Hiện nay nợ công tại Italy, nền kinh tế lớn thứ ba EU, ở mức khoảng 123% GDP (gần 2.000 tỷ euro), lớn thứ hai trong Eurozone, sau Hy Lạp.
Bản thân Italy cũng đang vướng phải những vấn đề tương tự Tây Ban Nha. Hàng chục ngân hàng của Italy mới đây liên tục bị hạ thấp trong xếp hạng tín nhiệm, trong khi khả năng vay mượn của chính phủ cũng gặp nhiều khó khăn vì phải trả lãi suất trái phiếu chính phủ cao.
Việc cắt giảm chi tiêu công và phúc lợi trong nước cũng làm cho tình trạng căng thẳng xã hội trở nên gay gắt hơn.
Rõ ràng, với một cơ chế chỉ trông vào tài trợ từ Quỹ bình ổn tài chính châu Âu thì không thể đủ nguồn lực giúp các nước này thoát khỏi nợ nần. Sâu xa hơn, muốn giải quyết vấn đề nợ công chỉ có cách phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, liên kết hội nhập khu vực tốt hơn.
- Theo ông, khủng hoảng nợ công tại châu Âu đã tác động như thế nào tới hoạt động đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam?
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn An Hà: EU là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương đã tăng từ mức chỉ khoảng 1,5 tỷ USD năm 1995 lên 20,5 tỷ USD năm 2011. Riêng trong năm 2011, xuất khẩu của Việt Nam sang EU (với các sản phẩm thế mạnh là hàng tiêu dùng, nông sản, thủy sản) đạt thặng dư hơn 8 tỷ USD.
Sang năm 2012, trong năm tháng đầu năm, một số ngành hàng như thủy sản, dệt may, hoạt động xuất khẩu sang EU có bị sút giảm. Nguyên nhân là một số nước Nam Âu cũng có ngành sản xuất dệt may, giày da và thủy sản khá mạnh, nên họ cũng tìm cách áp dụng một số biện pháp như chống bán phá giá để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước.
Về đầu tư, EU cũng là đối tác quan trọng của Việt Nam bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hay hình thức viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Do khủng hoảng, rõ ràng dòng đầu tư FDI có sụt giảm. Năm 2009, tỷ lệ đầu tư FDI của châu Âu cho Việt Nam chiếm khoảng 18% tổng vốn FDI, sang năm 2011 thì con số đó chỉ còn 11% và có xu hướng tiếp tục giảm trong năm nay.
Tuy nhiên, trao đổi thương mại song phương cũng có những điểm sáng mới, khi EU và Việt Nam ký Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) cuối tháng Sáu vừa qua, không chỉ liên quan tới thương mại và đầu tư, mà còn liên quan tới một loạt lĩnh vực khác như khoa học-công nghệ, nông nghiệp và năng lượng. Những nội dung đó khi được triển khai sẽ có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các doanh nghiệp EU.
Sau khủng hoảng, EU cũng điều chỉnh mạnh chính sách hội nhập của mình sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đây là những cơ hội để Việt Nam thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư với EU./.
Việt Khoa (TTXVN)