Trong tháng 3 này, giá dầu thô từng chạm ngưỡng 128 USD/thùng, chỉ thấphơn 20 USD so với mức đỉnh ghi nhận năm 2008, và cao hơn 15% so với thời điểmtháng 1/2012, chủ yếu do ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt kinh tế mà phươngTây nhằm vào quốc gia xuất khẩu dầu mỏ Iran, xung quanh chương trình hạt nhângây tranh cãi của nước này.
Giám đốc điều hành IEA, Fatih Birol cho biết: "Lần điều tiên thế giới sẽphải chi 2.000 tỷ USD để nhập khẩu dầu mỏ trong năm 2012. Trước đó, kim ngạchnhập khẩu dầu mỏ của các nước tiêu thụ đã tăng từ mức 1.700 tỷ USD năm 2008 lên1.800 tỷ USD năm 2011."
Nếu giá dầu giữ nguyên ở mức hiện tại tới cuối năm nay,tức là khoảng 107 USD/thùng đối với dầu thô ngọt nhẹ tại thị trường New York và125 USD/thùng đối với dầu Brent Biển Bắc, thì kinh phí nhập khẩu dầu mỏ sẽ chiếmkhoảng 3,4% GDP toàn cầu năm 2012, tăng so với mức tương ứng 3,1% năm 2011.
Theo ông Birol, Liên minh châu Âu (EU) là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nềnhất trong vấn đề chi phí nhập khẩu dầu mỏ, vì khi quy đổi sang euro, giá dầu mỏtrung bình tại EU năm nay thậm chí còn cao hơn cả năm 2008, đồng nghĩa với việcngười tiêu dùng châu Âu phải trả tiền nhiều hơn khi đồng euro yếu đi so với USD.Với mức giá hiện tại, EU sẽ phải trả 500 tỷ USD trong năm 2012 cho kinh phí nhậpkhẩu dầu mỏ, tăng mạnh so với mức 470 tỷ USD năm 2011. Không chỉ dầu mỏ, mà chiphí nhập khẩu khí đốt của EU cũng tăng tương ứng 20 tỷ USD lên 120 tỷ USD.
Tại Mỹ, kim ngạch nhập khẩu dầu mỏ của nước này có thể chạm ngưỡng kỷ lục426 tỷ USD, tăng so với mức 380 tỷ USD năm 2011; Trung Quốc cũng phải chi 250 tỷUSD để nhập khẩu dầu năm 2012, tăng 50 tỷ USD so với năm ngoái. Ông Birol chorằng: "Nếu kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại do giá dầu mỏ tăng cao thìđiều này không chỉ tác động trực tiếp tới nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nàymà còn ảnh hưởng tới toàn bộ thế giới"./.