Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 12/7 dự báo nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này sẽ tăng trưởng 2,2% trong tài khóa 2012 (kết thúc tháng 3/2013), thấp hơn đôi chút so với mức dự báo tăng 2,3% đưa ra hồi tháng 4/2012, trong bối cảnh kinh tế trên toàn cầu có nhiều xáo động.
Mặc dù vậy, BOJ quyết định không áp dụng các biện pháp nới lỏng tài chính tiền tệ khi kinh tế đất nước có những dấu hiệu phục hồi tích cực.
Kinh tế Nhật Bản giảm trong năm 2011 trước tác động của trận động đất-sóng thần hồi tháng 3/2011, đồng yên mạnh lên và trận lũ lụt ở Thái Lan tác độngmạnh đến các cơ sở sản xuất mà Nhật bản đầu tư tại đó.
BoJ ngày 12/7 giữ nguyên dự báo kinh tế tăng trưởng 1,7% trong tài khóa tới trong bối cảnh nhu cầu trong nước và lòng tin kinh doanh cải thiện, nhưng thừa nhận sự bất ổn định trên các thị trường nước ngoài, trong đó có châu Âu và Mỹ, có thể kéo đà phục hồi của kinh tế Nhật Bản đi xuống.
Hoạt động kinh tế của Nhật Bản bắt đầu đi lên, nhờ nhu cầu liên quan đến lĩnh vực xây dựng tăng mạnh trong quá trình tái thiết đất nước sau thảm họa động đất-sóng thần năm 2011.
Sau cuộc họp chính sách trong hai ngày, BoJ quyết định giữ lãi suất ổn định ở mức 0-0,1% và duy trì chương trình mua tài sản trị giá 70.000 tỷ yen (880 tỷ USD).
Giới phân tích tỏ ra bất ngờ trước động thái này của BoJ, bởi trước đó Ngân hàng trung ương châu Âu, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, Ngân hàng trung ương Brazil đều đã hạ lãi suất cơ bản nhằm thúc đẩy kinh tế toàn cầu hiện đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.
BoJ cũng hạ dự báo lạm phát tài khóa 2012 từ 0,3% xuống 0,2%, đồng thời giữ nguyên dự báo lạm phát trong tài khóa 2013 ở mức 0,7%.
Nhật Bản đã lâm vào tình trạng giảm phát trong nhiều năm, song những nỗ lực ngăn chặn xu hướng giá cả giảm đã không mang lại hiệu quả đáng kể.
Tình hình châu Âu, thị trường xuất khẩu chủ chốt của Nhật Bản, vẫn là mối quan ngại hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách.
Các quan chức nước này nhiều lần nói rằng cuộc khủng hoảng Khu vực đồng euro là mối đe dọa lớn nhất đối với đà phục hồi kinh tế Nhật Bản hiện nay./.
Mặc dù vậy, BOJ quyết định không áp dụng các biện pháp nới lỏng tài chính tiền tệ khi kinh tế đất nước có những dấu hiệu phục hồi tích cực.
Kinh tế Nhật Bản giảm trong năm 2011 trước tác động của trận động đất-sóng thần hồi tháng 3/2011, đồng yên mạnh lên và trận lũ lụt ở Thái Lan tác độngmạnh đến các cơ sở sản xuất mà Nhật bản đầu tư tại đó.
BoJ ngày 12/7 giữ nguyên dự báo kinh tế tăng trưởng 1,7% trong tài khóa tới trong bối cảnh nhu cầu trong nước và lòng tin kinh doanh cải thiện, nhưng thừa nhận sự bất ổn định trên các thị trường nước ngoài, trong đó có châu Âu và Mỹ, có thể kéo đà phục hồi của kinh tế Nhật Bản đi xuống.
Hoạt động kinh tế của Nhật Bản bắt đầu đi lên, nhờ nhu cầu liên quan đến lĩnh vực xây dựng tăng mạnh trong quá trình tái thiết đất nước sau thảm họa động đất-sóng thần năm 2011.
Sau cuộc họp chính sách trong hai ngày, BoJ quyết định giữ lãi suất ổn định ở mức 0-0,1% và duy trì chương trình mua tài sản trị giá 70.000 tỷ yen (880 tỷ USD).
Giới phân tích tỏ ra bất ngờ trước động thái này của BoJ, bởi trước đó Ngân hàng trung ương châu Âu, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, Ngân hàng trung ương Brazil đều đã hạ lãi suất cơ bản nhằm thúc đẩy kinh tế toàn cầu hiện đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.
BoJ cũng hạ dự báo lạm phát tài khóa 2012 từ 0,3% xuống 0,2%, đồng thời giữ nguyên dự báo lạm phát trong tài khóa 2013 ở mức 0,7%.
Nhật Bản đã lâm vào tình trạng giảm phát trong nhiều năm, song những nỗ lực ngăn chặn xu hướng giá cả giảm đã không mang lại hiệu quả đáng kể.
Tình hình châu Âu, thị trường xuất khẩu chủ chốt của Nhật Bản, vẫn là mối quan ngại hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách.
Các quan chức nước này nhiều lần nói rằng cuộc khủng hoảng Khu vực đồng euro là mối đe dọa lớn nhất đối với đà phục hồi kinh tế Nhật Bản hiện nay./.
Như Mai (TTXVN)