Chưa đầy một tháng sau khi thủy điện Đồng Nai 2 chặn dòng tích nước, hàng trăm hecta càphê và nhiều nhà dân trên địa bàn 3 xã của huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) bị nhấn chìm trong biển nước.
Theo nhận định của chính quyền địa phương và người dân bị thiệt hại, việc tích nước của chủ đầu tư còn bất hợp lý khi chưa hoàn tất chi trả bồi thường cùng với việc thông báo tích nước quá gấp khiến hàng trăm tỷ đồng tài sản, cây trồng, vật nuôi và nhà cửa của người dân không kịp di dời, bị mất trắng.
Ngày 21/9, hồ thủy điện Đồng Nai 2 (chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Thủy điện Trung Nam) bắt đầu chặn dòng, tích nước. Những ngày sau đó, mực nước lòng hồ lên nhanh, nhất là chịu ảnh hưởng của cơn bão số 10, mưa kéo dài đã nhấn chìm hàng trăm hecta càphê, hoa màu và nhiều nhà dân.
Chiều 8/10, gia đình ông Bùi Quang Tiến, trưởng xóm Tân Lập, thôn Sình Công, xã Liên Hà đã phải mua thêm áo phao, ủng chống nước để... lội nước hái càphê. Ông Tiến giải thích: “Hồ thủy điện tích nước nhanh quá, mấy hecta càphê của gia đình bị ngập hết cả. Tôi phải sắm thêm ít đồ này về để thu hoạch vớt vát số diện tích càphê còn sót lại.”
Trong xóm của ông Tiến, nhiều gia đình cũng lâm vào cảnh tương tự. Nhà ít thì vài sào, nhiều thì năm, bảy hecta càphê chìm dần trong lòng hồ thủy điện, dù trái đang ươm vàng, khoảng tháng nữa là cho thu hoạch. Thậm chí, nhiều hộ phải đi ở nhờ nhà người quen gần trung tâm xã Liên Hà vì không kịp di dời đồ đạc, nhà cửa.
Ông Vũ Duy Tám, ở thôn Sình Công cho biết: “Mấy ngày trước khi thủy điện tích nước, người dân trong xóm không nhận được thông báo nào từ chính quyền hay chủ đầu tư mà chỉ truyền miệng nhau. Chúng tôi bức xúc là họ không thông báo sớm việc tích nước để người dân có kế hoạch hái càphê, di dời nhà cửa, đồ đạc đến nơi khác.”
Theo thống kê, toàn xã Liên Hà hiện có khoảng 200ha càphê bị ngập hoàn toàn, ước thiệt hại hơn 160 tỷ đồng (do càphê đang chuẩn bị thu hoạch niên vụ 2013).
Tại xã Tân Thanh, diện tích càphê bị ảnh hưởng do tích nước hồ thủy điện Đồng Nai 2 cũng lên đến hàng trăm hecta và làm nhiều nhà bị ngập. Ông Đoàn Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Thanh cho rằng việc chưa thực hiện đền bù xong đã tích nước gây thiệt hại không nhỏ cho người dân.
Thời gian thông báo trước khi tích nước cũng rất gấp rút, nước lên nhanh nên việc di dời tài sản của nhân dân càng gặp nhiều khó khăn, không ít hộ bị thiệt hại về nhà cửa, vườn càphê đang vào kỳ thu hoạch.
Theo Ủy ban Nhân dân huyện Lâm Hà, do Công ty Cổ phần Thủy điện Trung Nam thông báo thời gian tích nước quá gấp. Cụ thể là ông văn gửi đi đề ngày 17/9, huyện nhận ngày 18/9 thì đến ngày 21/9 công ty đã đóng đập tích nước. Sau khi tích nước, mực nước lại lên nhanh nên lãnh đạo huyện phối hợp với các xã đã huy động lực lượng hơn 100 người xuống giúp dân tháo dỡ nhà, di chuyển tài sản.
Tuy nhiên, chỉ một số ít diện tích càphê kịp thu hoạch, số còn lại bị ngập hoàn toàn, nhiều nhà cửa, gia cầm, vật nuôi, ao cá, máy móc… bị chìm trong lòng hồ.
Trong khi đó, đại diện Công ty cổ phần Thủy điện Trung Nam cho rằng kế hoạch tích nước lòng hồ thủy điện Đồng Nai 2 đã được sự thống nhất của huyện Lâm Hà.
Trong thời gian chuẩn bị tích nước, công ty đã liên tục làm việc với chính quyền địa phương và đi đến thống nhất cho thủy điện tích nước vào thời gian trên sau cuộc họp ngày 4/9.
Công trình thủy điện Đồng Nai 2 là dự án có diện tích đất thu hồi lớn với 475ha của 297 hộ dân trên địa bàn 3 xã Tân Thanh, Tân Hà và Liên Hà của huyện Lâm Hà. Tổng kinh phí chi trả bồi thường, hỗ trợ là 134 tỷ đồng.
Đến nay, sau hai đợt chi trả bồi thường, chủ đầu tư mới hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng khoảng 90 tỷ đồng, trong đó, nhiều hộ chỉ mới nhận một phần, một số hộ vẫn chưa nhận được tiền bồi thường.
Trao đổi về vấn đề này, Công ty cổ phần thủy điện Trung Nam cho biết nguyên nhân của việc này là do có sự thay đổi chính sách trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dẫn đến tổng mức bồi thường của dự án tăng lên gần gấp đôi nên việc chi trả tiền bồi thường cho người dân chậm hơn.
Đến thời điểm này, lực lượng công an, quân sự và dân quân của huyện Lâm Hà vẫn túc trực để sẵn sàng giúp dân di dời “chạy” nước hồ thủy điện. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cũng có công văn hỏa tốc yêu cầu huyện Lâm Hà phối hợp với chủ đầu tư thủy điện hỗ trợ người dân di dời công trình, nhà cửa, tài sản ra khỏi cao trình tích nước giai đoạn 1.
Đồng thời tỉnh yêu cầu xác định thiệt hại phát sinh của các hộ dân (ngoài phần bồi thường đã xác định trong phương án bồi thường giải phóng mặt bằng) để giải quyết cho người dân và báo cáo cho Ủy ban Nhân dân tỉnh./.
Theo nhận định của chính quyền địa phương và người dân bị thiệt hại, việc tích nước của chủ đầu tư còn bất hợp lý khi chưa hoàn tất chi trả bồi thường cùng với việc thông báo tích nước quá gấp khiến hàng trăm tỷ đồng tài sản, cây trồng, vật nuôi và nhà cửa của người dân không kịp di dời, bị mất trắng.
Ngày 21/9, hồ thủy điện Đồng Nai 2 (chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Thủy điện Trung Nam) bắt đầu chặn dòng, tích nước. Những ngày sau đó, mực nước lòng hồ lên nhanh, nhất là chịu ảnh hưởng của cơn bão số 10, mưa kéo dài đã nhấn chìm hàng trăm hecta càphê, hoa màu và nhiều nhà dân.
Chiều 8/10, gia đình ông Bùi Quang Tiến, trưởng xóm Tân Lập, thôn Sình Công, xã Liên Hà đã phải mua thêm áo phao, ủng chống nước để... lội nước hái càphê. Ông Tiến giải thích: “Hồ thủy điện tích nước nhanh quá, mấy hecta càphê của gia đình bị ngập hết cả. Tôi phải sắm thêm ít đồ này về để thu hoạch vớt vát số diện tích càphê còn sót lại.”
Trong xóm của ông Tiến, nhiều gia đình cũng lâm vào cảnh tương tự. Nhà ít thì vài sào, nhiều thì năm, bảy hecta càphê chìm dần trong lòng hồ thủy điện, dù trái đang ươm vàng, khoảng tháng nữa là cho thu hoạch. Thậm chí, nhiều hộ phải đi ở nhờ nhà người quen gần trung tâm xã Liên Hà vì không kịp di dời đồ đạc, nhà cửa.
Ông Vũ Duy Tám, ở thôn Sình Công cho biết: “Mấy ngày trước khi thủy điện tích nước, người dân trong xóm không nhận được thông báo nào từ chính quyền hay chủ đầu tư mà chỉ truyền miệng nhau. Chúng tôi bức xúc là họ không thông báo sớm việc tích nước để người dân có kế hoạch hái càphê, di dời nhà cửa, đồ đạc đến nơi khác.”
Theo thống kê, toàn xã Liên Hà hiện có khoảng 200ha càphê bị ngập hoàn toàn, ước thiệt hại hơn 160 tỷ đồng (do càphê đang chuẩn bị thu hoạch niên vụ 2013).
Tại xã Tân Thanh, diện tích càphê bị ảnh hưởng do tích nước hồ thủy điện Đồng Nai 2 cũng lên đến hàng trăm hecta và làm nhiều nhà bị ngập. Ông Đoàn Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Thanh cho rằng việc chưa thực hiện đền bù xong đã tích nước gây thiệt hại không nhỏ cho người dân.
Thời gian thông báo trước khi tích nước cũng rất gấp rút, nước lên nhanh nên việc di dời tài sản của nhân dân càng gặp nhiều khó khăn, không ít hộ bị thiệt hại về nhà cửa, vườn càphê đang vào kỳ thu hoạch.
Theo Ủy ban Nhân dân huyện Lâm Hà, do Công ty Cổ phần Thủy điện Trung Nam thông báo thời gian tích nước quá gấp. Cụ thể là ông văn gửi đi đề ngày 17/9, huyện nhận ngày 18/9 thì đến ngày 21/9 công ty đã đóng đập tích nước. Sau khi tích nước, mực nước lại lên nhanh nên lãnh đạo huyện phối hợp với các xã đã huy động lực lượng hơn 100 người xuống giúp dân tháo dỡ nhà, di chuyển tài sản.
Tuy nhiên, chỉ một số ít diện tích càphê kịp thu hoạch, số còn lại bị ngập hoàn toàn, nhiều nhà cửa, gia cầm, vật nuôi, ao cá, máy móc… bị chìm trong lòng hồ.
Trong khi đó, đại diện Công ty cổ phần Thủy điện Trung Nam cho rằng kế hoạch tích nước lòng hồ thủy điện Đồng Nai 2 đã được sự thống nhất của huyện Lâm Hà.
Trong thời gian chuẩn bị tích nước, công ty đã liên tục làm việc với chính quyền địa phương và đi đến thống nhất cho thủy điện tích nước vào thời gian trên sau cuộc họp ngày 4/9.
Công trình thủy điện Đồng Nai 2 là dự án có diện tích đất thu hồi lớn với 475ha của 297 hộ dân trên địa bàn 3 xã Tân Thanh, Tân Hà và Liên Hà của huyện Lâm Hà. Tổng kinh phí chi trả bồi thường, hỗ trợ là 134 tỷ đồng.
Đến nay, sau hai đợt chi trả bồi thường, chủ đầu tư mới hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng khoảng 90 tỷ đồng, trong đó, nhiều hộ chỉ mới nhận một phần, một số hộ vẫn chưa nhận được tiền bồi thường.
Trao đổi về vấn đề này, Công ty cổ phần thủy điện Trung Nam cho biết nguyên nhân của việc này là do có sự thay đổi chính sách trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dẫn đến tổng mức bồi thường của dự án tăng lên gần gấp đôi nên việc chi trả tiền bồi thường cho người dân chậm hơn.
Đến thời điểm này, lực lượng công an, quân sự và dân quân của huyện Lâm Hà vẫn túc trực để sẵn sàng giúp dân di dời “chạy” nước hồ thủy điện. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cũng có công văn hỏa tốc yêu cầu huyện Lâm Hà phối hợp với chủ đầu tư thủy điện hỗ trợ người dân di dời công trình, nhà cửa, tài sản ra khỏi cao trình tích nước giai đoạn 1.
Đồng thời tỉnh yêu cầu xác định thiệt hại phát sinh của các hộ dân (ngoài phần bồi thường đã xác định trong phương án bồi thường giải phóng mặt bằng) để giải quyết cho người dân và báo cáo cho Ủy ban Nhân dân tỉnh./.
Nguyễn Dũng (TTXVN)