Đồng bào dân tộc Êđê ở xã vùng sâu Ea Tul, huyện Cư M’Gar (Đắk Lắk) đã liên kết với Công ty Cổ phần Càphê Trung Nguyên sản xuất càphê theo chứng chỉ quốc tế UTZ Certifide, với tổng diện tích gần 2.100ha mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trước đây đồng bào dân tộc Êđê ở xã vùng sâu Ea Tul sản xuất càphê theo cảm tính, theo phong trào và mức đầu tư thâm canh cũng tùy thuộc vào kinh tế của từng hộ gia đình nên vườn cây không đồng đều, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế kém.
Sau khi thực hiện thí điểm thành công, hiện nay, trên địa bàn xã đã có 1.500 hộ gia đình đồng bào Êđê (100% số hộ) tham gia sản xuất càphê sạch có chứng chỉ quốc tế UTZ Certifide.
Đồng bào đã nắm vững và thực hiện đồng bộ các quy trình thâm canh cây càphê từ khâu tỉa cành, tưới nước, bón phân..., tất cả các công đoạn đều được ghi vào sổ nông hộ để theo dõi, đối chứng.
Qua kết quả đối chứng, việc sản xuất cà phê có chứng chỉ UTZ Certifide không những chi phí đầu tư mỗi năm giảm từ 4 đến 5 triệu đồng/ha mà chất lượng vườn cây cũng như năng suất cao tăng cao (tăng gấp đôi so với trước), giá bán càphê nhân xô cũng cao hơn thị trường từ 400 đồng/kg trở lên.
Anh Y Doan, ở buôn Phơng hồ hởi cho biết trước đây, gia đình sản xuất cà hê chỉ biết làm theo mấy hộ chung quanh chứ chưa biết kỹ thuật cắt cành, tạo chồi, tưới nước, bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật nên năng suất thấp, có năm đạt cao thì cũng chỉ 1,2 tấn càphê nhân/ha.
Sau hai năm tham gia chương trình sản xuất càphê có chứng chỉ này, anh Y Doan nay đã thành thạo các công đoạn về kỹ thuật thâm canh cây càphê như xác định được thời điểm tưới nước, bón phân theo đúng định lượng, cân đối, tỉa cành, tạo tán..., năng suất đạt gần 3 tấn càphê nhân/ha.
Anh cũng đã trở thành nhóm trưởng sản xuất càphê bền vững theo chứng chỉ UTZ Certifide của buôn Phơng.
Huyện Cư M’Gar hiện nay có trên 36.000ha càphê kinh doanh. Đây cũng là vùng trọng điểm càphê lớn nhất của tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, việc phát triển càphê sạch, càphê có chứng chỉ trên địa bàn vẫn còn ít so với yêu cầu, mới chỉ có 5.000ha./.
Trước đây đồng bào dân tộc Êđê ở xã vùng sâu Ea Tul sản xuất càphê theo cảm tính, theo phong trào và mức đầu tư thâm canh cũng tùy thuộc vào kinh tế của từng hộ gia đình nên vườn cây không đồng đều, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế kém.
Sau khi thực hiện thí điểm thành công, hiện nay, trên địa bàn xã đã có 1.500 hộ gia đình đồng bào Êđê (100% số hộ) tham gia sản xuất càphê sạch có chứng chỉ quốc tế UTZ Certifide.
Đồng bào đã nắm vững và thực hiện đồng bộ các quy trình thâm canh cây càphê từ khâu tỉa cành, tưới nước, bón phân..., tất cả các công đoạn đều được ghi vào sổ nông hộ để theo dõi, đối chứng.
Qua kết quả đối chứng, việc sản xuất cà phê có chứng chỉ UTZ Certifide không những chi phí đầu tư mỗi năm giảm từ 4 đến 5 triệu đồng/ha mà chất lượng vườn cây cũng như năng suất cao tăng cao (tăng gấp đôi so với trước), giá bán càphê nhân xô cũng cao hơn thị trường từ 400 đồng/kg trở lên.
Anh Y Doan, ở buôn Phơng hồ hởi cho biết trước đây, gia đình sản xuất cà hê chỉ biết làm theo mấy hộ chung quanh chứ chưa biết kỹ thuật cắt cành, tạo chồi, tưới nước, bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật nên năng suất thấp, có năm đạt cao thì cũng chỉ 1,2 tấn càphê nhân/ha.
Sau hai năm tham gia chương trình sản xuất càphê có chứng chỉ này, anh Y Doan nay đã thành thạo các công đoạn về kỹ thuật thâm canh cây càphê như xác định được thời điểm tưới nước, bón phân theo đúng định lượng, cân đối, tỉa cành, tạo tán..., năng suất đạt gần 3 tấn càphê nhân/ha.
Anh cũng đã trở thành nhóm trưởng sản xuất càphê bền vững theo chứng chỉ UTZ Certifide của buôn Phơng.
Huyện Cư M’Gar hiện nay có trên 36.000ha càphê kinh doanh. Đây cũng là vùng trọng điểm càphê lớn nhất của tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, việc phát triển càphê sạch, càphê có chứng chỉ trên địa bàn vẫn còn ít so với yêu cầu, mới chỉ có 5.000ha./.
Quang Huy (TTXVN)