Ngày 24/11, lãnh đạo các nước trong khu vực Hồ Lớn châu Phi đã nhóm họp tại thủ đô Kampala của Uganda nhằm tìm giải pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi những vụ tấn công gần đây của phiến quân M23 làm dấy lên lo ngại xung đột có thể lan rộng tại quốc gia này.
Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo Joseph Kabila cùng các Tổng thống Uganda, Kenya và Tanzania đã tham dự hội nghị.
Đáng chú ý, một nhà lãnh đạo rất được dư luận quan tâm là Tổng thống Rwanda Paul Kagame lại vắng mặt, chỉ cử đại diện là ngoại trưởng nước này tham dự.
Theo dự kiến, Tổng thống Kagame sẽ tham dự nhưng lại có sự thay đổi vào phút chót. Liên hợp quốc đã chỉ trích Rwanda hỗ trợ cho lực lượng phiến quân ở Cộng hòa Dân chủ Congo, song Rwanda phản đối cáo buộc này.
Hội nghị các nhà lãnh đạo vùng Hồ Lớn được xúc tiến trong bối cảnh cộng đồng quốc tế do ngại trước việc phiến quân M23 đẩy mạnh tấn công ở Bắc Kivu, vùng giàu tài nguyên nhưng chậm phát triển ở miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo.
Hành động của phiến quân M23 đã khiến hàng chục nghìn dân thường phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn, làm dấy lên hồi chuông báo động về một thảm họa nhân đạo cũng như nguy cơ xung đột mở rộng ở khu vực, vốn là nơi phát sinh hai cuộc chiến làm chao đảo quốc gia Trung Phi này trong vài thập kỷ qua.
Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo vùng Hồ Lớn châu Phi đưa ra tuyên bố yêu cầu phiến quân M23 "ngừng tất cả các hành động chiến tranh" và rút khỏi thủ phủ Goma của tỉnh Bắc Kivu mà nhóm này đã chiếm giữ hồi giữa tuần qua. Tuyên bố cũng nhấn mạnh "M23 cần ngừng nói về việc lật đổ một chính quyền được bầu hợp pháp."
Một phái đoàn của M23 cũng có mặt ở Kampala nhưng không tham dự hội nghị. Theo dự kiến, chỉ huy cánh chính trị của M23 là Jean-Marie Runiga Lugerero sẽ có cuộc tiếp xúc với Tổng thống Uganda cùng ngày 24/11.
Liên hợp quốc cũng cáo buộc Uganđa hỗ trợ cho phiến quân M23. Sau khi M23 chiếm được Goma cũng như thị trấn Sake gần đó, tình hình tại khu vực này được cho là căng thẳng, song vẫn khá yên ắng. M23 từ chối rút khỏi Goma cho đến khi Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo Kabila đồng ý đàm phán hòa bình trực tiếp với nhóm này.
Phiến quân M23 nguyên là quân đội người Tutsi sáp nhập vào quân đội Cộng hòa Dân chủ Congo từ năm 2009, song đầu năm nay đã đào ngũ với lí do bất đồng về lương bổng và điều kiện sinh hoạt. Cuộc nổi dậy kéo dài từ tháng 5 của M23 ở tỉnh Bắc Kivu đã làm 475.000 người mất nhà cửa và 75.000 người phải chạy sang các quốc gia láng giềng Rwanda và Uganda lánh nạn./.
Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo Joseph Kabila cùng các Tổng thống Uganda, Kenya và Tanzania đã tham dự hội nghị.
Đáng chú ý, một nhà lãnh đạo rất được dư luận quan tâm là Tổng thống Rwanda Paul Kagame lại vắng mặt, chỉ cử đại diện là ngoại trưởng nước này tham dự.
Theo dự kiến, Tổng thống Kagame sẽ tham dự nhưng lại có sự thay đổi vào phút chót. Liên hợp quốc đã chỉ trích Rwanda hỗ trợ cho lực lượng phiến quân ở Cộng hòa Dân chủ Congo, song Rwanda phản đối cáo buộc này.
Hội nghị các nhà lãnh đạo vùng Hồ Lớn được xúc tiến trong bối cảnh cộng đồng quốc tế do ngại trước việc phiến quân M23 đẩy mạnh tấn công ở Bắc Kivu, vùng giàu tài nguyên nhưng chậm phát triển ở miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo.
Hành động của phiến quân M23 đã khiến hàng chục nghìn dân thường phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn, làm dấy lên hồi chuông báo động về một thảm họa nhân đạo cũng như nguy cơ xung đột mở rộng ở khu vực, vốn là nơi phát sinh hai cuộc chiến làm chao đảo quốc gia Trung Phi này trong vài thập kỷ qua.
Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo vùng Hồ Lớn châu Phi đưa ra tuyên bố yêu cầu phiến quân M23 "ngừng tất cả các hành động chiến tranh" và rút khỏi thủ phủ Goma của tỉnh Bắc Kivu mà nhóm này đã chiếm giữ hồi giữa tuần qua. Tuyên bố cũng nhấn mạnh "M23 cần ngừng nói về việc lật đổ một chính quyền được bầu hợp pháp."
Một phái đoàn của M23 cũng có mặt ở Kampala nhưng không tham dự hội nghị. Theo dự kiến, chỉ huy cánh chính trị của M23 là Jean-Marie Runiga Lugerero sẽ có cuộc tiếp xúc với Tổng thống Uganda cùng ngày 24/11.
Liên hợp quốc cũng cáo buộc Uganđa hỗ trợ cho phiến quân M23. Sau khi M23 chiếm được Goma cũng như thị trấn Sake gần đó, tình hình tại khu vực này được cho là căng thẳng, song vẫn khá yên ắng. M23 từ chối rút khỏi Goma cho đến khi Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo Kabila đồng ý đàm phán hòa bình trực tiếp với nhóm này.
Phiến quân M23 nguyên là quân đội người Tutsi sáp nhập vào quân đội Cộng hòa Dân chủ Congo từ năm 2009, song đầu năm nay đã đào ngũ với lí do bất đồng về lương bổng và điều kiện sinh hoạt. Cuộc nổi dậy kéo dài từ tháng 5 của M23 ở tỉnh Bắc Kivu đã làm 475.000 người mất nhà cửa và 75.000 người phải chạy sang các quốc gia láng giềng Rwanda và Uganda lánh nạn./.
(TTXVN)