Một nghiên cứu mới đây ở Anh cho biết các nhà lãnh đạo mạnh mẽ và quyết đoán có thể là nhà quản lý tồi và gây thiệt hại cho “tính dân chủ” trong thiết chế quản lý vì họ dập tắt quan điểm của các đồng nghiệp cấp dưới.
Công trình nghiên cứu này đã được công bố tại Hội nghị Học viện Quản lý ở Montreal.
Tiến sĩ Connson Locke thuộc trường Kinh tế London và các đồng nghiệp cho biết điều quan trọng là các nhà lãnh đạo cần thể hiện quyền uy và năng lực nhưng bằng chứng cho thấy các nhà quản lý tỏ ra lộng quyền - dù nam hay nữ - sẽ ngăn cản các thành viên trong nhóm bày tỏ chính kiến.
Trong một thí nghiệm, những người tham gia được đóng vai trò quản lý hoặc thuộc cấp trong khi các nhà nghiên cứu quan sát và đánh giá xem các thuộc cấp đã đóng góp được bao nhiêu cho công việc. Kết quả là những nhà quản lý càng lộng quyền thì cấp dưới càng đóng góp ít hơn cho công việc
Trong thí nghiệm thứ hai, một nhà nghiên cứu đóng vai trò là một lãnh đạo và cùng với cấp dưới lựa chọn một trong ba ứng cử viên cho mỗi một công việc căn cứ theo lý lịch và năng lực sẵn có của họ.
Nhà nghiên cứu này sẽ luôn tranh luận dành vai trò này cho ứng cử viên ít tiềm năng nhất để xem liệu cấp dưới sẽ nhất trí với ứng cử viên này hay không.
Khi nhà nghiên cứu dùng đến quyền lực 69% cấp dưới đồng thuận nhưng khi nhà nghiên cứu không viện đến “cái uy” của mình, chỉ còn 42% nhân viên dưới quyền đồng ý với quan điểm của sếp./.
Công trình nghiên cứu này đã được công bố tại Hội nghị Học viện Quản lý ở Montreal.
Tiến sĩ Connson Locke thuộc trường Kinh tế London và các đồng nghiệp cho biết điều quan trọng là các nhà lãnh đạo cần thể hiện quyền uy và năng lực nhưng bằng chứng cho thấy các nhà quản lý tỏ ra lộng quyền - dù nam hay nữ - sẽ ngăn cản các thành viên trong nhóm bày tỏ chính kiến.
Trong một thí nghiệm, những người tham gia được đóng vai trò quản lý hoặc thuộc cấp trong khi các nhà nghiên cứu quan sát và đánh giá xem các thuộc cấp đã đóng góp được bao nhiêu cho công việc. Kết quả là những nhà quản lý càng lộng quyền thì cấp dưới càng đóng góp ít hơn cho công việc
Trong thí nghiệm thứ hai, một nhà nghiên cứu đóng vai trò là một lãnh đạo và cùng với cấp dưới lựa chọn một trong ba ứng cử viên cho mỗi một công việc căn cứ theo lý lịch và năng lực sẵn có của họ.
Nhà nghiên cứu này sẽ luôn tranh luận dành vai trò này cho ứng cử viên ít tiềm năng nhất để xem liệu cấp dưới sẽ nhất trí với ứng cử viên này hay không.
Khi nhà nghiên cứu dùng đến quyền lực 69% cấp dưới đồng thuận nhưng khi nhà nghiên cứu không viện đến “cái uy” của mình, chỉ còn 42% nhân viên dưới quyền đồng ý với quan điểm của sếp./.
Cao Phong (Vietnam+)