Việc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sơn Trường chấm dứt hợp đồng thuê đất của nông dân xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng trước thời hạn đang là chuyện "nóng" ở Hải Phòng.
Cuộc họp giữa chính quyền và doanh nghiệp chiều 3/6 diễn ra không suôn sẻ khi ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện khẩu quyết rằng sẽ dùng tiền ngân sách để khắc phục hậu quả của sự cố này.
Trái ngược với bầu không khí vui mừng trong buổi lễ ký hợp đồng thuê đất hồi trung tuần tháng 11/2009, hơn một tháng nay, người dân Khởi Nghĩa lại chìm đắm trong sự lo âu bởi nguy cơ cái đói phơi bày trước mắt.
Ông Nguyễn Văn Dim, Bí thư Đảng ủy xã Khởi Nghĩa cho hay 5.000 người dân trong xã đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu ăn trong tháng 8 và 9 tới đây do sự cố phá vỡ hợp đồng thuê đất của Công ty Sơn Trường.
Khoảng 1.110 hộ nông dân của chín khu dân cư của Khởi Nghĩa đã ký vào hợp đồng cho Công ty Sơn Trường thuê hơn 105ha đất nông nghiệp trong vòng năm năm, chủ yếu là đất trồng lúa. Đổi lại, những hộ nông dân nghèo được cầm trước một số tiền lớn bằng cả vụ thu hoạch.
Cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất, các hộ nông dân cũng vội vã bán các tư liệu sản xuất của mình đi như cày, bừa, trâu bò, xe cộ... và tự đi tìm cho mình một công việc tạm thời như đi bán hàng rong, thợ hồ, xe ôm..., chỉ có số ít nông dân làm việc trong các nông trang của dự án.
Sáu tháng trôi qua, một vài triệu đồng tiền cho thuê đất tiêu cũng cạn, người nông dân phấn khởi đón đợi đợt trả tiền thuê đất mùa vụ thứ hai (31/5) để kịp có tiền mua gạo.
Song chưa kịp mừng thì tin xấu đã vội đến khi Công ty Sơn Trường thông báo đề nghị chấm dứt hợp đồng thuê đất với bà con nông dân khiến mọi người ngỡ ngàng, lo lắng và bất bình.
Phá vỡ hợp đồng, Công ty Sơn Trường chối bỏ tránh nhiệm trả tiền thuê đất vụ thứ hai. Hết tiền, hết gạo cộng thêm việc đồng ruộng bị băm vằm, bỏ hoang khiến nông dân Khởi Nghĩa chẳng còn biết làm gì để khôi phục sản xuất nữa.
Ngồi nhìn đồng ruộng bỏ hoang, cỏ mọc cao đến nửa mét, ông Nguyễn Văn Mầm, nông dân thôn 2 Ninh Duy, than rằng, trong nhà ông giờ chẳng có đủ tiền để mua thóc giống sản xuất, nên chuyện thuê người đắp lại bờ thửa, làm thủy lợi hay cắt cỏ, bừa đất để phục hóa cánh đồng, hay chuyện mua lại những công cụ lao động sản xuất, ông không dám nghĩ tới.
Một cánh đồng hoang, cỏ mọc đầy và hệ thống thủy lợi hư hỏng nặng là hậu quả việc Công ty Sơn Trường thuê đất mà không triển khai dự án. Theo tính toán sơ bộ của xã Khởi Nghĩa, để phục hóa 105ha đất này như hiện trạng ban đầu và bàn giao lại đất cho nông dân phải tốn chừng 1 tỷ đồng (chưa kể tiền bồi thường một vụ lúa cho nông dân). Tổ công tác giải quyết hậu quả của huyện còn đưa ra con số cao hơn, chừng 2 tỷ đồng.
Trong khi đó, phía Công ty Sơn Trường thì lại đề nghị được tự tổ chức khôi phục lại hiện trạng chỉ với chi phí 150 triệu đồng.
Trong lúc còn tranh cãi mức bồi thường thiệt hại, thì ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng hùng hồn khẩu quyết rằng sẽ dùng tiền ngân sách của huyện, thậm chí thành phố cấp kinh phí để sớm khôi phục lại hiện trạng đất nông nghiệp giao cho nông dân sản xuất kịp vụ tới.
Ông chỉ đạo cấp dưới phải khôi phục hiện trạng đất đai để sớm giao đất cho nông dân trước ngày 20/6, nếu thiếu tiền thì huyện sẽ chịu trách nhiệm. Ông nói thêm công ty Sơn Trường không cần phải vào làm, phía công ty hỗ trợ bao nhiêu thì tùy thuộc vào công ty.
Ngoài xã Khởi Nghĩa, Công ty Sơn Trường hiện còn thực hiện dự án sản xuất rau sạch tập trung ở năm xã khác là Cổ Am, Vĩnh Tiến, Trấn Dương, Hòa Bình (Vĩnh Bảo) và An Tiến (An Lão)./.
Cuộc họp giữa chính quyền và doanh nghiệp chiều 3/6 diễn ra không suôn sẻ khi ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện khẩu quyết rằng sẽ dùng tiền ngân sách để khắc phục hậu quả của sự cố này.
Trái ngược với bầu không khí vui mừng trong buổi lễ ký hợp đồng thuê đất hồi trung tuần tháng 11/2009, hơn một tháng nay, người dân Khởi Nghĩa lại chìm đắm trong sự lo âu bởi nguy cơ cái đói phơi bày trước mắt.
Ông Nguyễn Văn Dim, Bí thư Đảng ủy xã Khởi Nghĩa cho hay 5.000 người dân trong xã đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu ăn trong tháng 8 và 9 tới đây do sự cố phá vỡ hợp đồng thuê đất của Công ty Sơn Trường.
Khoảng 1.110 hộ nông dân của chín khu dân cư của Khởi Nghĩa đã ký vào hợp đồng cho Công ty Sơn Trường thuê hơn 105ha đất nông nghiệp trong vòng năm năm, chủ yếu là đất trồng lúa. Đổi lại, những hộ nông dân nghèo được cầm trước một số tiền lớn bằng cả vụ thu hoạch.
Cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất, các hộ nông dân cũng vội vã bán các tư liệu sản xuất của mình đi như cày, bừa, trâu bò, xe cộ... và tự đi tìm cho mình một công việc tạm thời như đi bán hàng rong, thợ hồ, xe ôm..., chỉ có số ít nông dân làm việc trong các nông trang của dự án.
Sáu tháng trôi qua, một vài triệu đồng tiền cho thuê đất tiêu cũng cạn, người nông dân phấn khởi đón đợi đợt trả tiền thuê đất mùa vụ thứ hai (31/5) để kịp có tiền mua gạo.
Song chưa kịp mừng thì tin xấu đã vội đến khi Công ty Sơn Trường thông báo đề nghị chấm dứt hợp đồng thuê đất với bà con nông dân khiến mọi người ngỡ ngàng, lo lắng và bất bình.
Phá vỡ hợp đồng, Công ty Sơn Trường chối bỏ tránh nhiệm trả tiền thuê đất vụ thứ hai. Hết tiền, hết gạo cộng thêm việc đồng ruộng bị băm vằm, bỏ hoang khiến nông dân Khởi Nghĩa chẳng còn biết làm gì để khôi phục sản xuất nữa.
Ngồi nhìn đồng ruộng bỏ hoang, cỏ mọc cao đến nửa mét, ông Nguyễn Văn Mầm, nông dân thôn 2 Ninh Duy, than rằng, trong nhà ông giờ chẳng có đủ tiền để mua thóc giống sản xuất, nên chuyện thuê người đắp lại bờ thửa, làm thủy lợi hay cắt cỏ, bừa đất để phục hóa cánh đồng, hay chuyện mua lại những công cụ lao động sản xuất, ông không dám nghĩ tới.
Một cánh đồng hoang, cỏ mọc đầy và hệ thống thủy lợi hư hỏng nặng là hậu quả việc Công ty Sơn Trường thuê đất mà không triển khai dự án. Theo tính toán sơ bộ của xã Khởi Nghĩa, để phục hóa 105ha đất này như hiện trạng ban đầu và bàn giao lại đất cho nông dân phải tốn chừng 1 tỷ đồng (chưa kể tiền bồi thường một vụ lúa cho nông dân). Tổ công tác giải quyết hậu quả của huyện còn đưa ra con số cao hơn, chừng 2 tỷ đồng.
Trong khi đó, phía Công ty Sơn Trường thì lại đề nghị được tự tổ chức khôi phục lại hiện trạng chỉ với chi phí 150 triệu đồng.
Trong lúc còn tranh cãi mức bồi thường thiệt hại, thì ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng hùng hồn khẩu quyết rằng sẽ dùng tiền ngân sách của huyện, thậm chí thành phố cấp kinh phí để sớm khôi phục lại hiện trạng đất nông nghiệp giao cho nông dân sản xuất kịp vụ tới.
Ông chỉ đạo cấp dưới phải khôi phục hiện trạng đất đai để sớm giao đất cho nông dân trước ngày 20/6, nếu thiếu tiền thì huyện sẽ chịu trách nhiệm. Ông nói thêm công ty Sơn Trường không cần phải vào làm, phía công ty hỗ trợ bao nhiêu thì tùy thuộc vào công ty.
Ngoài xã Khởi Nghĩa, Công ty Sơn Trường hiện còn thực hiện dự án sản xuất rau sạch tập trung ở năm xã khác là Cổ Am, Vĩnh Tiến, Trấn Dương, Hòa Bình (Vĩnh Bảo) và An Tiến (An Lão)./.
Văn Đức (Báo Tin Tức/Vietnam+)