Ngày 13/12, trong thông điệp gửi Diễn đàn quốc tế Luxor chống buôn bán người tổ chức ở thủ đô Cairo của Ai Cập, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi cộng đồng quốc tế đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm buôn người.
Nhà lãnh đạo tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này nhấn mạnh buôn người là không chỉ là hành động khủng bố mà còn là hình thức tệ hại nhất của tội ác chống lại loài người.
Các sáng kiến toàn cầu chống buôn người cần giúp giải phóng những nạn nhân của tội phạm và đưa những kẻ tội phạm ra trước vành móng ngựa.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh cộng đồng thế giới cần thúc đẩy thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu chống buôn bán người đã được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua trong năm 2010 và Quỹ tự nguyện được Liên hợp quốc thành lập để hỗ trợ các nạn nhân của tội phạm buôn người. Khu vực tư nhân cần thừa nhận trách nhiệm ngăn chặn hành động "kinh doanh bẩn" này.
Hiện có 141 nước đã ký và phê chuẩn Nghị định thư về chống buôn bán người của Công ước Liên hợp quốc chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Nhiều nước đã thông qua các chiến lược, đạo luật và thành lập các đơn vị cảnh sát chống buôn người.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, hơn 2,4 triệu người trên thế giới đang bị bóc lột sau khi rơi vào tay các tổ chức tội phạm buôn người. Quỹ tự nguyện của Liên hợp quốc đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế với cam kết đóng góp của các chính phủ và các tổ chức tư nhân nhằm giúp đỡ các nạn nhân của tội phạm buôn người./.
Nhà lãnh đạo tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này nhấn mạnh buôn người là không chỉ là hành động khủng bố mà còn là hình thức tệ hại nhất của tội ác chống lại loài người.
Các sáng kiến toàn cầu chống buôn người cần giúp giải phóng những nạn nhân của tội phạm và đưa những kẻ tội phạm ra trước vành móng ngựa.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh cộng đồng thế giới cần thúc đẩy thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu chống buôn bán người đã được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua trong năm 2010 và Quỹ tự nguyện được Liên hợp quốc thành lập để hỗ trợ các nạn nhân của tội phạm buôn người. Khu vực tư nhân cần thừa nhận trách nhiệm ngăn chặn hành động "kinh doanh bẩn" này.
Hiện có 141 nước đã ký và phê chuẩn Nghị định thư về chống buôn bán người của Công ước Liên hợp quốc chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Nhiều nước đã thông qua các chiến lược, đạo luật và thành lập các đơn vị cảnh sát chống buôn người.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, hơn 2,4 triệu người trên thế giới đang bị bóc lột sau khi rơi vào tay các tổ chức tội phạm buôn người. Quỹ tự nguyện của Liên hợp quốc đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế với cam kết đóng góp của các chính phủ và các tổ chức tư nhân nhằm giúp đỡ các nạn nhân của tội phạm buôn người./.
(TTXVN/Vietnam+)