Trước tình hình an ninh tại Kyrgyzstan diễn biến căng thẳng và đáng lo ngại với các vụ xung đột sắc tộc gia tăng và dòng người chạy nạn ngày một đông, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 18/6 đã phát động lời kêu gọi viện trợ nhân đạo nhằm giúp hơn 1 triệu người Kyrgyzstan có nguy cơ rơi vào cuộc khủng hoảng do ảnh hưởng của các vụ xung đột đang diễn ra tại nước này.
Phát biểu trước báo giới, ông Ban Ki-moon cho biết hiện đại diện nhân đạo của Liên hợp quốc đang họp với các nhà tài trợ nhằm thảo luận về lời kêu gọi cứu trợ trị giá 71 triệu USD cho Kyrgyzstan.
Một cuộc họp khác thảo luận về đề nghị cứu trợ cho những người Kyrgyzstan lánh nạn tại Uzbekistan, cũng sẽ diễn ra trong tuần sau.
Trong khi đó, Giám đốc phụ trách khu vực Đông Âu và Trung Á thuộc Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC), ông Pascale Meige Wagner cho biết ICRC cũng đã bắt đầu triển khai các hoạt động nhân đạo tại Kyrgyzstan.
Trong thông báo phát đi từ trụ sở tại Geneve (Thụy Sĩ), ông Wagner cho biết cuộc khủng hoảng nhân đạo do xung đột sắc tộc gây ra dường như chưa thể kết thúc. Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy những người đi lánh nạn sẽ quay trở lại và ICRC sẵn sàng đáp lại tất cả những đề nghị viện trợ nhân đạo ở mức có thể.
Kể từ hôm 17/6, ICRC đã phân phối 12.000 lít nước uống cho khoảng 15.000 người đang mắc kẹt tại khu vực Sura Tash. Theo kế hoạch, ICRC sẽ tiếp tục tăng cường và mở rộng các khu vực nhận viện trợ trong những ngày tới.
Trước tình trạng dòng người chạy nạn từ Kyrgyzstan không ngừng đổ dồn về khu vực biên giới, Tổng thống Uzbekistan, ông Islam Karimov cho rằng những vụ đụng độ đẫm máu diễn ra ở Kyrgyzstan là do "một bên thứ ba" gây ra nhằm đẩy Kyrgyzstan vào một cuộc chiến tranh với Uzbekistan.
Theo ông Karimov, những gì đang xảy ra không phải là một cuộc xung đột sắc tộc, vì từ lâu nay cộng đồng người Uzbekistan và Kyrgyzstan không có lý do gì để gây chiến với nhau.
Ông khẳng định những cuộc xung đột đẫm máu này là do có bàn tay thứ ba gây ra. Những kẻ nổi loạn này muốn kéo Uzbekistan vào cuộc, nhưng Tasken sẽ không bao giờ được phép cũng như không bao giờ tham gia vào các cuộc xung đột trên lãnh thổ nước ngoài.
Ông Karimov nhấn mạnh Uzbekistan có đủ sức mạnh và kinh nghiệm để tự giải quyết vấn đề này với Kyrgyzstan.
Liên quan đến cuộc xung đột tại Kyrgyzstan, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố Mỹ sẽ hợp tác với cộng đồng quốc tế ủng hộ những nỗ lực của Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan để sớm lập lại trật tự tại nước này.
Bà Hilary cho biết Washington đang cố gắng hợp tác với nhiều đối tác trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc và các tổ chức nhân đạo, nhằm giúp đỡ chính quyền nước Trung Á này sớm ổn định.
Trong khi đó, phát biểu trên đài phát thanh quốc gia, nhà lãnh đạo lâm thời Kyrgyzstan Roza Otunbayeva cho biết binh sĩ của Nga sẽ được triển khai để bảo vệ một số vị trí chiến lược tại quốc gia Trung Á này.
Theo bà Otunbayeva, quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo an ninh cho những địa điểm chiến lược của Nga tại Kyrgyzstan. Bộ Quốc phòng Nga xác nhận phía Kyrgyzstan đã đưa ra đề nghị trên, song cho biết tới nay Nga chưa có quyết định về vấn đề này.
Bà Otunbayeva trước đó đã đề nghị Mátxcơva gửi lực lượng quân sự đến Kyrgyzstan để giúp chế ngự làn sóng xung đột sắc tộc bùng phát một tuần trước ở miền Nam nước này. Tuy nhiên, Điện Kremlin đã cung cấp viện trợ nhân đạo và từ chối đề nghị trợ hỗ trợ quân sự của bà Otunbayeva.
Thông báo trên xuất hiện trong bối cảnh Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng ngày cho biết cơ quan này đang lên kế hoạch hành động dựa trên con số ước tính rằng cuộc khủng hoảng ở Kyrgyzstan có thể tác động tới một triệu người, 300.000 trong đó có thể là người tị nạn và 700.000 người Kyrgyzstan mất nhà cửa vì xung đột.
Cũng trong ngày 18/6, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã kêu gọi Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan tiến hành một cuộc điều tra toàn diện và minh bạch về tình trạng bạo lực hiện nay ở khu vực miền Nam bất ổn./.
Phát biểu trước báo giới, ông Ban Ki-moon cho biết hiện đại diện nhân đạo của Liên hợp quốc đang họp với các nhà tài trợ nhằm thảo luận về lời kêu gọi cứu trợ trị giá 71 triệu USD cho Kyrgyzstan.
Một cuộc họp khác thảo luận về đề nghị cứu trợ cho những người Kyrgyzstan lánh nạn tại Uzbekistan, cũng sẽ diễn ra trong tuần sau.
Trong khi đó, Giám đốc phụ trách khu vực Đông Âu và Trung Á thuộc Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC), ông Pascale Meige Wagner cho biết ICRC cũng đã bắt đầu triển khai các hoạt động nhân đạo tại Kyrgyzstan.
Trong thông báo phát đi từ trụ sở tại Geneve (Thụy Sĩ), ông Wagner cho biết cuộc khủng hoảng nhân đạo do xung đột sắc tộc gây ra dường như chưa thể kết thúc. Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy những người đi lánh nạn sẽ quay trở lại và ICRC sẵn sàng đáp lại tất cả những đề nghị viện trợ nhân đạo ở mức có thể.
Kể từ hôm 17/6, ICRC đã phân phối 12.000 lít nước uống cho khoảng 15.000 người đang mắc kẹt tại khu vực Sura Tash. Theo kế hoạch, ICRC sẽ tiếp tục tăng cường và mở rộng các khu vực nhận viện trợ trong những ngày tới.
Trước tình trạng dòng người chạy nạn từ Kyrgyzstan không ngừng đổ dồn về khu vực biên giới, Tổng thống Uzbekistan, ông Islam Karimov cho rằng những vụ đụng độ đẫm máu diễn ra ở Kyrgyzstan là do "một bên thứ ba" gây ra nhằm đẩy Kyrgyzstan vào một cuộc chiến tranh với Uzbekistan.
Theo ông Karimov, những gì đang xảy ra không phải là một cuộc xung đột sắc tộc, vì từ lâu nay cộng đồng người Uzbekistan và Kyrgyzstan không có lý do gì để gây chiến với nhau.
Ông khẳng định những cuộc xung đột đẫm máu này là do có bàn tay thứ ba gây ra. Những kẻ nổi loạn này muốn kéo Uzbekistan vào cuộc, nhưng Tasken sẽ không bao giờ được phép cũng như không bao giờ tham gia vào các cuộc xung đột trên lãnh thổ nước ngoài.
Ông Karimov nhấn mạnh Uzbekistan có đủ sức mạnh và kinh nghiệm để tự giải quyết vấn đề này với Kyrgyzstan.
Liên quan đến cuộc xung đột tại Kyrgyzstan, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố Mỹ sẽ hợp tác với cộng đồng quốc tế ủng hộ những nỗ lực của Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan để sớm lập lại trật tự tại nước này.
Bà Hilary cho biết Washington đang cố gắng hợp tác với nhiều đối tác trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc và các tổ chức nhân đạo, nhằm giúp đỡ chính quyền nước Trung Á này sớm ổn định.
Trong khi đó, phát biểu trên đài phát thanh quốc gia, nhà lãnh đạo lâm thời Kyrgyzstan Roza Otunbayeva cho biết binh sĩ của Nga sẽ được triển khai để bảo vệ một số vị trí chiến lược tại quốc gia Trung Á này.
Theo bà Otunbayeva, quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo an ninh cho những địa điểm chiến lược của Nga tại Kyrgyzstan. Bộ Quốc phòng Nga xác nhận phía Kyrgyzstan đã đưa ra đề nghị trên, song cho biết tới nay Nga chưa có quyết định về vấn đề này.
Bà Otunbayeva trước đó đã đề nghị Mátxcơva gửi lực lượng quân sự đến Kyrgyzstan để giúp chế ngự làn sóng xung đột sắc tộc bùng phát một tuần trước ở miền Nam nước này. Tuy nhiên, Điện Kremlin đã cung cấp viện trợ nhân đạo và từ chối đề nghị trợ hỗ trợ quân sự của bà Otunbayeva.
Thông báo trên xuất hiện trong bối cảnh Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng ngày cho biết cơ quan này đang lên kế hoạch hành động dựa trên con số ước tính rằng cuộc khủng hoảng ở Kyrgyzstan có thể tác động tới một triệu người, 300.000 trong đó có thể là người tị nạn và 700.000 người Kyrgyzstan mất nhà cửa vì xung đột.
Cũng trong ngày 18/6, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã kêu gọi Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan tiến hành một cuộc điều tra toàn diện và minh bạch về tình trạng bạo lực hiện nay ở khu vực miền Nam bất ổn./.
(TTXVN/Vietnam+)