Ngày 23/11, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua 12 nghị quyết tại Ủy ban Kinh tế-Tài chính của Đại hội đồng, trong đó có bảy nghị quyết về phát triển bền vững.
Trong nghị quyết về “Bảo vệ các dải san hô vì cuộc sống và phát triển bền vững,” Đại hội đồng Liên hợp quốc kêu gọi các nước thành viên và các tổ chức quốc tế thực hiện đường lối toàn diện và thống nhất cũng như thúc đẩy các biện pháp và công cụ thích hợp để quản lý và bảo vệ các dải san hô và hệ sinh thái có liên quan như một ưu tiên phát triển bền vững khẩn cấp; đồng thời nhấn mạnh nhu cầu nâng cao hiểu biết của công chúng về lợi ích của các dải san hô nhằm tăng cường các chiến lược toàn diện bảo vệ các dải san hô, phát triển năng lực của các cộng đồng dân cư ven biển để thích nghi với những biến đổi của môi trường và sự suy thoái của các dải san hô.
Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng thông qua hai nghị quyết về phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực, trong đó tuyên bố năm 2013 là “Năm quốc tế cây rau muối” và năm 2014 là “Năm quốc tế về nông trại gia đình.”
Trong nghị quyết về “Bảo vệ khí hậu toàn cầu cho các thế hệ hiện nay và tương lai,” Đại hội đồng Liên hợp quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của một kết quả cân bằng, thực chất và tham vọng của các cuộc thương lượng trong tiến trình hội nghị các bên của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Về nghị quyết bảo vệ đa dạng sinh học, Đại hội đồng Liên hợp quốc nhấn mạnh vai trò thiết yếu của đa dạng sinh học đối với cuộc sống con người và sự phát triển cân bằng-bền vững.
Nghị quyết về phát triển bền vững các vùng núi thể hiện sự lo ngại đặc biệt về số lượng, quy mô của các thảm họa thiên nhiên cũng như tác động của chúng tới các vùng núi tại những nước đang phát triển; đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế có những biện pháp cụ thể để hỗ trợ cư dân các vùng núi và các quốc gia bị ảnh hưởng, đảm bảo sự phát triển bền vững của các khu vực này.
Ngoài ra, Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng thông qua các nghị quyết về báo cáo của Hội đồng lãnh đạo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), nghị quyết về “Thúc đẩy hiệu lực, trách nhiệm, hiệu quả và sự minh bạch của quản trị công thông qua tăng cường các thể chế thanh tra tối cao,” nghị quyết về “Các hoạt động thúc đẩy phát triển hệ thống Liên hợp quốc” và nghị quyết về “Trao quyền của nhân dân và mô hình phát triển vì hòa bình”./.
Trong nghị quyết về “Bảo vệ các dải san hô vì cuộc sống và phát triển bền vững,” Đại hội đồng Liên hợp quốc kêu gọi các nước thành viên và các tổ chức quốc tế thực hiện đường lối toàn diện và thống nhất cũng như thúc đẩy các biện pháp và công cụ thích hợp để quản lý và bảo vệ các dải san hô và hệ sinh thái có liên quan như một ưu tiên phát triển bền vững khẩn cấp; đồng thời nhấn mạnh nhu cầu nâng cao hiểu biết của công chúng về lợi ích của các dải san hô nhằm tăng cường các chiến lược toàn diện bảo vệ các dải san hô, phát triển năng lực của các cộng đồng dân cư ven biển để thích nghi với những biến đổi của môi trường và sự suy thoái của các dải san hô.
Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng thông qua hai nghị quyết về phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực, trong đó tuyên bố năm 2013 là “Năm quốc tế cây rau muối” và năm 2014 là “Năm quốc tế về nông trại gia đình.”
Trong nghị quyết về “Bảo vệ khí hậu toàn cầu cho các thế hệ hiện nay và tương lai,” Đại hội đồng Liên hợp quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của một kết quả cân bằng, thực chất và tham vọng của các cuộc thương lượng trong tiến trình hội nghị các bên của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Về nghị quyết bảo vệ đa dạng sinh học, Đại hội đồng Liên hợp quốc nhấn mạnh vai trò thiết yếu của đa dạng sinh học đối với cuộc sống con người và sự phát triển cân bằng-bền vững.
Nghị quyết về phát triển bền vững các vùng núi thể hiện sự lo ngại đặc biệt về số lượng, quy mô của các thảm họa thiên nhiên cũng như tác động của chúng tới các vùng núi tại những nước đang phát triển; đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế có những biện pháp cụ thể để hỗ trợ cư dân các vùng núi và các quốc gia bị ảnh hưởng, đảm bảo sự phát triển bền vững của các khu vực này.
Ngoài ra, Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng thông qua các nghị quyết về báo cáo của Hội đồng lãnh đạo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), nghị quyết về “Thúc đẩy hiệu lực, trách nhiệm, hiệu quả và sự minh bạch của quản trị công thông qua tăng cường các thể chế thanh tra tối cao,” nghị quyết về “Các hoạt động thúc đẩy phát triển hệ thống Liên hợp quốc” và nghị quyết về “Trao quyền của nhân dân và mô hình phát triển vì hòa bình”./.
(TTXVN/Vietnam+)