LHQ tiếp tục bất đồng trong xử lý vấn đề Libya

Cho đến nay, các nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vẫn bất đồng về vấn đề có áp đặt vùng cấm bay ở Libya hay không.
Ngày 14/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành họp kín về tình hìnhLibya, trong đó nội dung thảo luận chính vẫn là có áp đặt vùng cấm bay tại nướcnày hay không.

Cho đến nay, Hội đồng Bảo an vẫn mâu thuẫn về vấn đề này. Anh và Pháp là hainước soạn thảo nghị quyết áp đặt vùng cấm bay với Libya để ngăn chặn lực lượngtrung thành với nhà lãnh đạo Libya Moamer Kadhafi không kích lực lượng nổi dậytại nước này.

Dự thảo của họ được Liên đoàn các nước Arập ủng hộ. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốcphản đối đề xuất này; trong khi Mỹ, Đức và các nước khác lại nghi ngờ về hiệuquả của việc áp đặt lệnh cấm bay.

Tại cuộc họp, các đặc phái viên châu Âu và Arập nhấn mạnh việc Liên hợp quốcphải có hành động khẩn cấp để chấm dứt giao tranh giữa các lực lượng trung thànhvới nhà lãnh đạo Libya Kadhafi và lực lượng nổi dậy.

Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cho biết do có sự chia rẽ giữa các cường quốc nênHội đồng Bảo an sẽ phải mất vài ngày để đi đến thống nhất về một hành động mớiđối với Libya.

Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin cho rằng Nga "để ngỏ" ý kiến về cácvùng cấm bay và các đề xuất khác nhằm chấm dứt bạo lực tại Libya.

Tuy nhiên, Nganhấn mạnh những khúc mắc liên quan vấn đề áp đặt vùng cấm bay cần phải được trảlời thấu đáo, ví dụ như nếu có vùng cấm bay thì ai sẽ thực hiện vùng cấm bay đóvà vùng cấm bay được thực hiện như thế nào.

Đại sứ Đức tại Liên hợp quốc Peter Wittig cũng bày tỏ nghi ngờ về đề xuất "vùngcấm bay" khi cho rằng "đã có vài câu hỏi được nêu ra và một số chưa có câu trảlời." Ông kêu gọi "gây thêm áp lực" đối với chính quyền Kadhafi thông qua cácbiện pháp trừng phạt chính trị và kinh tế.

Vấn đề Libya cũng được thảo luận trong cuộc họp của ngoại trưởng các nước pháttriển (G8) tại Paris, Pháp, trong hai ngày 14-15/3, bên cạnh chủ đề nóng hổi làtrận động đất kèm sóng thần kinh hoàng vừa xảy ra tại Nhật Bản, một thành viênG8, làm gia tăng lo ngại về một thảm họa hạt nhân, do nhiều nhà máy điện hạtnhân của nước này bị hư hại trong trận động đất, và những khó khăn kinh tế mới.

Trong một diễn biến liên quan, một phát ngôn viên của Liên hợp quốc cho biết đặcphái viên Liên hợp quốc về Libya, ông Abdul Ilah Khatib, đã đến Tripoli ngày14/3 với yêu cầu chấm dứt bạo lực tại nước này.

Ông Khatib đã gặp bộ trưởng ngoại giao của chính quyền Kadhafi để chuyển thôngđiệp từ Hội đồng Bảo an và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon rằng phải "chấmdứt ngay lập tức" giao tranh giữa lực lượng trung thành với ông Kadhafi và lựclượng nổi dậy.

Ông Khatib, cựu Ngoại trưởng Jordan cũng đề nghị chính quyền Libya cho phép cáccơ quan liên quan của Liên hợp quốc tiếp cận người dân không hạn chế để đáp ứngvấn đề nhân đạo cho những người bị ảnh hưởng bởi xung đột.

Các cuộc giao tranh tại Libya thời gian qua được cho là đã làm hàng nghìn ngườithiệt mạng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục