Việc tăng cường liên kết giữa văn hoá, thể thao với du lịch nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người và các sản phẩm du lịch Việt Nam được đưa ra bàn thảo tại hội nghị ngày 22/11 đã thu hút đông đảo các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp dịch vụ lữ hành trong nước tham dự.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), Hoàng Thị Điệp nhấn mạnh đây cũng là dịp để ngành hữu quan tổng hợp ý kiến, đề xuất những chính sách, giải pháp về liên kết văn hóa, thể thao với du lịch tạo thuận lợi cho du lịch phát triển, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Văn hóa, thể dục, thể thao là một dạng tài nguyên nhân văn để hình thành nên những sản phẩm du lịch và là một trong những yếu tố quan trọng phát triển du lịch.
Theo ý kiến của Tổng cục Du lịch, việc phát triển du lịch mà chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo tồn và duy trì những giá trị văn hóa đã và đang bào mòn giá trị văn hóa.
Trong khi việc khai thác các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí, các giá trị văn hóa cho việc xây dựng thành sản phẩm du lịch cung cấp cho khách còn yếu, hiệu quả kinh tế, xã hội còn thấp; sự gắn kết để quảng bá đất nước, con người và du lịch Việt Nam tại các sự kiện văn hóa, thể thao còn lỏng lẻo.
Những năm gần đây, ngành Du lịch, Thể thao và Văn hóa đã có nhiều hoạt động phối hợp để cải thiện tình hình song kết quả chưa được như mong muốn.
Để cải thiện tình hình trên, đa số đại biểu thống nhất nên phát huy giá trị của các bảo tàng, các thư viện, tiềm năng của các nhà hát và khai thác các sự kiện thể thao.
Thạc sĩ Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho rằng trong quy hoạch phát triển của từng lĩnh vực phải tính toán đến sự phối hợp ở cấp quốc gia và địa phương. Trong phát triển sản phẩm và điểm đến du lịch cũng cần lựa chọn những giá trị tiêu biểu, các di sản đặc sắc để khai thác du lịch, xây dựng lộ trình, nguồn lực đầu tư trọng điểm theo mục tiêu...
Riêng về quảng bá đất nước, con người Việt Nam qua các sự kiện thể thao, ông Lý Đức Tú (Tổng cục Thể dục thể thao) khẳng định không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có truyền thống thể thao phát triển mạnh luôn cạnh tranh gay gắt để được đăng cai các sự kiện thể thao lớn.
Đối với Việt Nam, việc đăng cai các sự kiện này là cơ hội để biểu trưng lực lượng về thể thao, văn hóa hể chất, giới thiệu với bạn bè quốc tế về truyền thống lịch sử, văn hóa đất nước, con người Việt Nam. Việc này cũng đóng vai trò như một cú hích quan trọng để quảng bá văn hóa, phát triển du lịch./.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), Hoàng Thị Điệp nhấn mạnh đây cũng là dịp để ngành hữu quan tổng hợp ý kiến, đề xuất những chính sách, giải pháp về liên kết văn hóa, thể thao với du lịch tạo thuận lợi cho du lịch phát triển, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Văn hóa, thể dục, thể thao là một dạng tài nguyên nhân văn để hình thành nên những sản phẩm du lịch và là một trong những yếu tố quan trọng phát triển du lịch.
Theo ý kiến của Tổng cục Du lịch, việc phát triển du lịch mà chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo tồn và duy trì những giá trị văn hóa đã và đang bào mòn giá trị văn hóa.
Trong khi việc khai thác các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí, các giá trị văn hóa cho việc xây dựng thành sản phẩm du lịch cung cấp cho khách còn yếu, hiệu quả kinh tế, xã hội còn thấp; sự gắn kết để quảng bá đất nước, con người và du lịch Việt Nam tại các sự kiện văn hóa, thể thao còn lỏng lẻo.
Những năm gần đây, ngành Du lịch, Thể thao và Văn hóa đã có nhiều hoạt động phối hợp để cải thiện tình hình song kết quả chưa được như mong muốn.
Để cải thiện tình hình trên, đa số đại biểu thống nhất nên phát huy giá trị của các bảo tàng, các thư viện, tiềm năng của các nhà hát và khai thác các sự kiện thể thao.
Thạc sĩ Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho rằng trong quy hoạch phát triển của từng lĩnh vực phải tính toán đến sự phối hợp ở cấp quốc gia và địa phương. Trong phát triển sản phẩm và điểm đến du lịch cũng cần lựa chọn những giá trị tiêu biểu, các di sản đặc sắc để khai thác du lịch, xây dựng lộ trình, nguồn lực đầu tư trọng điểm theo mục tiêu...
Riêng về quảng bá đất nước, con người Việt Nam qua các sự kiện thể thao, ông Lý Đức Tú (Tổng cục Thể dục thể thao) khẳng định không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có truyền thống thể thao phát triển mạnh luôn cạnh tranh gay gắt để được đăng cai các sự kiện thể thao lớn.
Đối với Việt Nam, việc đăng cai các sự kiện này là cơ hội để biểu trưng lực lượng về thể thao, văn hóa hể chất, giới thiệu với bạn bè quốc tế về truyền thống lịch sử, văn hóa đất nước, con người Việt Nam. Việc này cũng đóng vai trò như một cú hích quan trọng để quảng bá văn hóa, phát triển du lịch./.
Mỹ Bình (TTXVN)