Lễ hội diễn ra từ 6-12/4 âm lịch. Ngày 11/5 (tức ngày 9/4 âm lịch), Lễ hộiGióng bước vào chính hội, đồng thời là ngày tái hiện nhiều nghi thức văn hóatiêu biểu thể hiện sự linh thiêng, hào hùng, tính nhân văn của một lễ hội truyềnthống.
Đặc biệt, từ 12 giờ 30 tới 15 giờ ngày 11/5, lễ hội đã tái hiện trận đánhgiặc Ân của Phù Đổng Thiên Vương với sự tham gia của 1.500 người. Trận đánh đượctái hiện một cách công phu với các ông Hiệu, hệ thống tướng lĩnh của ông Gióng:Phù giá, đội quân chính quy; các cô Tướng, tượng trưng các đạo quân xâm lược;phường Ải Lao, trong đó có ông Hổ, đội quân tổng hợp, Làng áo đỏ, đội quân trinhsát nhỏ tuổi, Làng áo đen, đội dân binh.
Trước đó, lễ rước cờ từ đền Mẫu về đền Thượng có sự tham gia của hàng trămngười. Đến trưa, phường Ải Lao diễn trò săn bắt hổ trước đền Thượng; trong khiđó trên bãi Đống Đàm tượng trưng cho trận địa địch, 28 nữ tướng địch đã dàntrận; rồi tái hiện đội quân Thánh Gióng xuất quân đánh trận.
Sau trận đánh Đống Đàm là trận đánh ở Soi Bia, là đợt xung trận thứ haicủa Thánh Gióng. Trong trận này, roi sắt gãy, ông Gióng phải dùng tre đằng ngàđánh giặc, một vũ khí tượng trưng cho sức mạnh của dân tộc.
Theo các nhà nghiên cứu, hội Gióng như là một kịch trường dân gian rộnglớn với hàng trăm vai diễn. Cũng như các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, mỗimột vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc. “Rước khám đường“ làtrinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “RướcĐống Đàm“ là đi đàm phán kêu gọi hòa bình; "Rước Trận Soi Bia" là mô phỏng cáchđiệu trận đánh ác liệt./.