Đại diện của ba quốc gia Việt Nam, Campuchia và Thái Lan vừa công bố phương pháp mới giúp phát hiện ra bệnh lao ở những bệnh nhân nhiễm HIV. Đây được coi là một bước tiến quan trọng nhằm giảm tỷ lệ tử vong do lao ở những người bị nhiễm HIV.
Chỉ bằng việc hỏi bệnh nhân HIV ba câu hỏi về tình trạng sức khỏe của họ, bác sĩ lâm sàng có thể loại trừ khả năng mắc lao một cách chính xác.
Hiện nay, bác sĩ lâm sàng khám sàng lọc lao cho bệnh nhân HIV bằng cách hỏi liệu họ có bị ho mãn tính hay không. Bệnh nhân không bị ho mãn tính được coi là không mắc lao.
Tuy nhiên, nghiên cứu trên 1.748 bệnh nhân tại vùng hạ lưu khu vực sông Mekong trong đó có Việt Nam cho thấy, nếu chỉ hỏi bệnh nhân về chứng ho mãn tính, bác sĩ sẽ bỏ qua 2/3 số trường hợp mắc lao.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng khi khám sàng lọc lao, cần hỏi bệnh nhân về các triệu chứng kết hợp, bao gồm hiện tượng ho trong khoảng thời gian bất kỳ, sốt trong khoảng thời gian bất kỳ, cả chứng ho và ra mồ hôi vào ban đêm trong ít nhất ba tuần.
Qua kiểm nghiệm, việc đưa ra câu hỏi về sự kết hợp các triệu chứng như trên đã giúp phát hiện 93% bệnh nhân HIV mắc lao. 97% những người không có triệu chứng nào trong ba triệu chứng trên không mắc lao.
Hiện tại, lao là căn bệnh gây chết người hàng đầu đối với người trưởng thành nhiễm HIV. Tỉ lệ tử vong do lao của bệnh nhân HIV trong quá trình điều trị lên tới 50%.
Bởi thế, việc nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp khám sàng lọc chính xác hơn, giúp chẩn đoán và điều trị sớm căn bệnh này ở bệnh nhân HIV có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Sau thời gian hợp tác chặt chẽ với các đối tác tại Việt Nam, Campuchia và Thái Lan, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tìm ra phương pháp khám sàng lọc mới.
Bác sỹ Đồng Văn Ngọc, cán bộ Ủy ban Phòng chống AIDS Thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan trực tiếp phối hợp với CDC thực hiện nghiên cứu trên khẳng định, Bộ Y tế đã thông qua phương pháp khám sàng lọc mới, mở ra hy vọng phát hiện lao sớm cho người nhiễm HIV.
Tuy nhiên, bác sỹ Ngọc cũng nhấn mạnh, phương pháp mới này chưa thể sử dụng đồng loạt cho mọi bệnh viện mà sẽ từng bước áp dụng và đánh giá kết quả../.
Chỉ bằng việc hỏi bệnh nhân HIV ba câu hỏi về tình trạng sức khỏe của họ, bác sĩ lâm sàng có thể loại trừ khả năng mắc lao một cách chính xác.
Hiện nay, bác sĩ lâm sàng khám sàng lọc lao cho bệnh nhân HIV bằng cách hỏi liệu họ có bị ho mãn tính hay không. Bệnh nhân không bị ho mãn tính được coi là không mắc lao.
Tuy nhiên, nghiên cứu trên 1.748 bệnh nhân tại vùng hạ lưu khu vực sông Mekong trong đó có Việt Nam cho thấy, nếu chỉ hỏi bệnh nhân về chứng ho mãn tính, bác sĩ sẽ bỏ qua 2/3 số trường hợp mắc lao.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng khi khám sàng lọc lao, cần hỏi bệnh nhân về các triệu chứng kết hợp, bao gồm hiện tượng ho trong khoảng thời gian bất kỳ, sốt trong khoảng thời gian bất kỳ, cả chứng ho và ra mồ hôi vào ban đêm trong ít nhất ba tuần.
Qua kiểm nghiệm, việc đưa ra câu hỏi về sự kết hợp các triệu chứng như trên đã giúp phát hiện 93% bệnh nhân HIV mắc lao. 97% những người không có triệu chứng nào trong ba triệu chứng trên không mắc lao.
Hiện tại, lao là căn bệnh gây chết người hàng đầu đối với người trưởng thành nhiễm HIV. Tỉ lệ tử vong do lao của bệnh nhân HIV trong quá trình điều trị lên tới 50%.
Bởi thế, việc nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp khám sàng lọc chính xác hơn, giúp chẩn đoán và điều trị sớm căn bệnh này ở bệnh nhân HIV có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Sau thời gian hợp tác chặt chẽ với các đối tác tại Việt Nam, Campuchia và Thái Lan, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tìm ra phương pháp khám sàng lọc mới.
Bác sỹ Đồng Văn Ngọc, cán bộ Ủy ban Phòng chống AIDS Thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan trực tiếp phối hợp với CDC thực hiện nghiên cứu trên khẳng định, Bộ Y tế đã thông qua phương pháp khám sàng lọc mới, mở ra hy vọng phát hiện lao sớm cho người nhiễm HIV.
Tuy nhiên, bác sỹ Ngọc cũng nhấn mạnh, phương pháp mới này chưa thể sử dụng đồng loạt cho mọi bệnh viện mà sẽ từng bước áp dụng và đánh giá kết quả../.
Xuân Dũng (Vietnam+)