Phiên giao dịch ngày 18/6, trước một lực cung áp đảo tập trung vào nhóm cổ phiếu vố hóa lớn đã làm cho sức bật của thị trường chậm lại. Đóng cửa, chỉ số VN-Index chỉ tăng 2,5 điểm tạm dừng ở 435,59 điểm; còn HNX-Index cũng chỉ có thêm 0,06 điểm.
Trên sàn HoSE, nhờ sự khởi sắc từ phiên trước, nhà đầu tư đã đẩy mạnh mua vào ngay từ đầu phiên giúp VN-Index đóng cửa đợt 1 tăng 3,8 điểm (+0,88%) lên 436,89 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 2,8 triệu đơn vị, tương ứng 39,3 tỷ đồng.
Bước vào đợt khớp lệnh liên tục, ban đầu, lực cầu còn khá mạnh và giao dịch sôi động. Nhưng càng về cuối phiên, sức chống đỡ đuối dần, hàng loạt cổ phiếu chủ chốt cũng không còn giữ được sức bật, trong khi VN-Index chỉ còn chông đợi vào sự hỗ trợ tích cực từ nhóm cổ phiếu đầu cơ và nhóm ngành bất động sản.
Trong đó, nhiều mã tăng kịch trần như ITA, KBC, DIG, KDH, GMD… đặc biệt mã KBC đạt gần 3 triệu đơn vị, ITA cũng vượt 3,5 triệu đơn vị. Ngoài ra, cổ phiếu REE, PVF cũng tăng sát giá trần.
Tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, sau khi giằng co quyết liệt thì MSN và VNM đã phải chấp nhận lùi bước, với mức giảm cuối phiên lần lượt là 500 đồng/cổ phiếu và 3.000 đồng/cổ phiếu. Còn lại BVH và VIC cũng dậm chân tại chỗ, đóng cửa ở mức giá tham chiếu.
Nhóm blue-chips cũng có sự phân hóa, một số mã tăng điểm tích cực như GMD, HPG, SSI, STB, VCB, MBB, PVD... Nhưng ngược lại thì nhiều mã khác như DPM, EIB, SJS... lại quay đầu đi xuống.
Đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 2,5 điểm (+0,58%) lên 435,59 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 59,2 triệu đơn vị, tương ứng 900,42 tỷ đồng.
Toàn sàn thành phố Hồ Chí Minh có 146 mã tăng giá, 79 mã giảm giá và 83 mã đi ngang.
Nhóm VN30 đóng cửa cũng tăng 2,87 điểm (+0,57%) lên 510,81 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 22,6 triệu đơn vị, tương ứng 424 tỷ đồng.
Tương tự, bên phía sàn Hà Nội, trước một lực cung mạnh thì đến cuối phiên HNX-Index cũng chỉ tăng 0,06 điểm (+0,08%) và lên 74,90 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 47,8 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 493,4 tỷ đồng.
Thống kê cho thấy, toàn sàn Hà Nội có 121 mã tăng giá, 80 mã giảm giá và 197 mã đi ngang.
Khối nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua ròng gần 35 nghìn đơn vị ở sàn Hà Nội, tương ứng giá trị mua ròng gần 1,1 tỷ đồng.
Chỉ số UpCoM-Index đóng cửa giảm 0,06 điểm (-0,16%) xuống 36,42 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 480,4 nghìn đơn vị, tương ứng 4,13 tỷ đồng./.
Trên sàn HoSE, nhờ sự khởi sắc từ phiên trước, nhà đầu tư đã đẩy mạnh mua vào ngay từ đầu phiên giúp VN-Index đóng cửa đợt 1 tăng 3,8 điểm (+0,88%) lên 436,89 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 2,8 triệu đơn vị, tương ứng 39,3 tỷ đồng.
Bước vào đợt khớp lệnh liên tục, ban đầu, lực cầu còn khá mạnh và giao dịch sôi động. Nhưng càng về cuối phiên, sức chống đỡ đuối dần, hàng loạt cổ phiếu chủ chốt cũng không còn giữ được sức bật, trong khi VN-Index chỉ còn chông đợi vào sự hỗ trợ tích cực từ nhóm cổ phiếu đầu cơ và nhóm ngành bất động sản.
Trong đó, nhiều mã tăng kịch trần như ITA, KBC, DIG, KDH, GMD… đặc biệt mã KBC đạt gần 3 triệu đơn vị, ITA cũng vượt 3,5 triệu đơn vị. Ngoài ra, cổ phiếu REE, PVF cũng tăng sát giá trần.
Tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, sau khi giằng co quyết liệt thì MSN và VNM đã phải chấp nhận lùi bước, với mức giảm cuối phiên lần lượt là 500 đồng/cổ phiếu và 3.000 đồng/cổ phiếu. Còn lại BVH và VIC cũng dậm chân tại chỗ, đóng cửa ở mức giá tham chiếu.
Nhóm blue-chips cũng có sự phân hóa, một số mã tăng điểm tích cực như GMD, HPG, SSI, STB, VCB, MBB, PVD... Nhưng ngược lại thì nhiều mã khác như DPM, EIB, SJS... lại quay đầu đi xuống.
Đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 2,5 điểm (+0,58%) lên 435,59 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 59,2 triệu đơn vị, tương ứng 900,42 tỷ đồng.
Toàn sàn thành phố Hồ Chí Minh có 146 mã tăng giá, 79 mã giảm giá và 83 mã đi ngang.
Nhóm VN30 đóng cửa cũng tăng 2,87 điểm (+0,57%) lên 510,81 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 22,6 triệu đơn vị, tương ứng 424 tỷ đồng.
Tương tự, bên phía sàn Hà Nội, trước một lực cung mạnh thì đến cuối phiên HNX-Index cũng chỉ tăng 0,06 điểm (+0,08%) và lên 74,90 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 47,8 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 493,4 tỷ đồng.
Thống kê cho thấy, toàn sàn Hà Nội có 121 mã tăng giá, 80 mã giảm giá và 197 mã đi ngang.
Khối nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua ròng gần 35 nghìn đơn vị ở sàn Hà Nội, tương ứng giá trị mua ròng gần 1,1 tỷ đồng.
Chỉ số UpCoM-Index đóng cửa giảm 0,06 điểm (-0,16%) xuống 36,42 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 480,4 nghìn đơn vị, tương ứng 4,13 tỷ đồng./.
Đức Duy (Vietnam+)