Malaysia lên kế hoạch hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Theo Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin, chính phủ nước này sẽ công bố kế hoạch hỗ trợ rộng rãi và toàn diện đối với những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trong giai đoạn một của Kế hoạch Phục hồi.
Malaysia lên kế hoạch hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19 ảnh 1Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin, chính phủ nước này sẽ công bố kế hoạch hỗ trợ rộng rãi và toàn diện đối với những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trong giai đoạn một của Kế hoạch Phục hồi quốc gia.

Ngày 27/6, người đứng đầu chính phủ Malaysia đã thăm trung tâm tiêm chủng đặt tại khu triển lãm Sunway Pyramid. Trả lời phỏng vấn báo chí tại đây, ông Muhyiddin chỉ rõ kế hoạch hỗ trợ toàn diện này dự kiến sẽ có lợi cho hơn 12 triệu gia đình. Nhóm B40 (nhóm thu nhập thấp) và nhóm M40 (nhóm thu nhập trung bình) chắc chắn sẽ được hỗ trợ, nhưng nhu cầu của nhóm T20 (nhóm thu nhập cao) có thể được xem xét ở phương diện giãn nợ.

[Tunisia ghi nhận ngày có số ca nhiễm mới cao nhất từ đầu dịch]

Ông Muhyiddin cho biết thêm hiện nay Malaysia đang thực hiện giai đoạn một của Kế hoạch Phục hồi quốc gia. Giai đoạn này sẽ không kết thúc vào ngày 28/6 như dự kiến mà được kéo dài tới khi đạt tiêu chí đề ra, tức là khi số ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày dưới 4.000 ca.

Ngày 27/6, Malaysia ghi nhận 5.586 ca nhiễm COVID-19 mới, đưa tổng số ca nhiễm COVID-19 kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này lên 734.048 ca. Đây là ngày thứ năm liên tiếp, số ca nhiễm COVID-19 ở Malaysia trên mức 5.000 ca/ngày. 

Theo Bộ Y tế Malaysia, trong một tuần qua, chỉ số lây nhiễm cơ bản (RO) ở nước này dao động trong khoảng 0.96-0,98. Ngày 25/6, RO giảm xuống một chút sau đó đã tăng lên mức 0,97 (1 người nhiễm cho 0,97 người) một ngày sau đó./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.