Mạnh tay với hành vi vi phạm an toàn giao thông

Ngay từ đầu năm 2012 - Năm an toàn giao thông, các ngành, địa phương triển khai các giải pháp quyết liệt để giảm tai nạn giao thông.
Sự ra quân rầm rộ của các địa phương trong những ngày đầu năm mới đã phần nào thể hiện quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong việc ngănchặn và đẩy lùi tai nạn, ùn tắc giao thông trong năm 2012.

Khi tai nạngiao thông vẫn hàng ngày, hàng giờ là hiểm họa với mỗi gia đình và toànxã hội, biết bao cảnh đời cô quạnh vì mất mẹ, mất cha, biết bao gia đìnhhiu hắt vì mất người thân trong các vụ tai nạn, thì việc vào cuộc quyếtliệt của mọi cấp, mọi ngành là đòi hỏi cấp thiết.

Như Phó Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã nhấn mạnh:“Lãnh đạo các địa phương phải coi đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu đểcó biện pháp điều hành đồng bộ, quyết liệt, liên tục các giải pháp củaChính phủ về kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông.”

Tai nạn giao thông-hiểm họa rình rập

Năm 2011, mặt dù số vụ, số người chết đều giảm so với năm2010 nhưng mỗi ngày, tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của hơn 30người, làm bị thương gần 30 người trong 40 vụ tai nạn xảy ra.

Theo thốngkê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, 10 tháng đầu năm 2011, cảnước xảy ra trên 11.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.200 người, bịthương 8.300 người. Trong số đó, tai nạn giao thông đường bộ chiếm tới94,26% số vụ (10.400 vụ), 96% số người chết (8.900 người) và làm bịthương hơn 8.000 người. tiếp đến là tai nạn giao thông đường sắt với 455vụ, làm chết hơn 230 người, bị thương 300 người, tăng cả ba mặt: số vụ,số người chết và bị thương so với năm 2010.

Riêng trong tháng Antoàn giao thông, cả nước xảy ra trên 1.000 vụ tai nạn giao thông, làmchết 866 người, bị thương hơn 700 người. Đánh giá của Bộ Giao thông Vậntải cho thấy bình quân mỗi năm nước ta có 11.929 người chết và 9.290người bị thương do tai nạn giao thông gây ra.

Nếu so sánh với đại thảmhọa kép sóng thần và động đất xảy ra tại Nhật Bản ngày 11/3/2011 thì sốngười chết vì tai nạn giao thông một năm bằng 75,55% và số người bịthương bằng 156,58%.

Phân tích nguyênnhân cho thấy có đến 72% số vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe gắnmáy với nguyên nhân chủ yếu là không chấp hành quy tắc giao thông.

Nhìnnhận về tình hình an toàn giao thông năm 2011, các nhà chức trách chorằng số vụ, số người chết và bị thương năm 2011 có giảm nhưng chưa bềnvững, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng các vụ tai nạn đặc biệt nghiêmtrọng bởi cái gốc của vấn đề là ý thức tham gia giao thông, là kết cấuhạ tầng giao thông… vẫn chưa giải quyết được.

Theo Trung tướng Phạm QuýNgọ, Thứ trưởng Bộ Công an, mức phạt đối với các hành vi phạm là chưa đủliều, trong Tháng an toàn giao thông, dù các lực lượng triển khai quyếtliệt nhưng tai nạn không giảm là bao do ý thức của người tham gia giaothông kém, chủ động vi phạm và chịu phạt để rồi tiếp tục vi phạm.

Còn khó và vướng

Phải cam kết giảm cho được 10% số vụ tai nạn giao thông, số người chếtvà bị thương - yêu cầu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghịtriển khai công tác trật tự an toàn giao thông năm 2012 là mệnh lệnhhành động cho mỗi địa phương. Hiệu quả của sự chung tay vào cuộc của cảhệ thống chính trị trong giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông sẽ đượclượng hóa bằng những con số cụ thể đó. Song, để giải quyết vấn đề mộtcách căn cơ lại là điều không hề đơn giản.

Trongkhi phương tiện giao thông cá nhân tăng quá nhanh thì kết cấu hạ tầnggiao thông vận tải lại còn nhiều bất cập và yếu kém.

Tại Hà Nội, sốlượng phương tiện cá nhân mỗi năm tăng 10%-15% nhưng tỷ lệ quỹ đấtdành cho giao thông quá thiếu, chỉ chiếm 7%- 8% đất xây dựng đô thị, hệthống vận tải hành khách công cộng chưa phát triển, chỉ có loại hình xebuýt và mới đáp ứng được 8% nhu cầu đi lại.

Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, 5năm qua, bình quân mỗi năm dân số thành phố tăng 300.000 người nhưngquỹ đất dành cho giao thông động chỉ 5%-6% và giao thông tĩnh chỉ là1%. Việc cân đối nguồn lực cho đầu tư phát triển cũng như cho duy tu,bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa tương xứng với mức độphát triển kinh tế xã hội cũng như tốc độ gia tăng phương tiện giaothông.

Cùng với đó, ý thức của một bộ phận khôngnhỏ người người tham gia giao thông chưa cao, chế tài xử lý vi phạm chưanghiêm, việc ban hành và thực hiện các quy hoạch cũng như văn bản quyphạm pháp luật liên quan còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏithực tiễn… cũng đang là những trở ngại lớn trong công tác đảm bảo trậttự an toàn giao thông.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảotừng băn khoăn giảm tai nạn và ùn tắc giao thông phải bắt đầu bằng việcthay đổi thói quen tham gia giao thông. Nhưng thay đổi thói quen, nhấtlà thói quen xấu là không hề đơn giản, phải làm sao giáo dục được ý thứcđi đường cho người dân.

Theo phân tích của Bộ trưởng Bộ Giao thông và Vận tải Đinh La Thăng, PhóChủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, một số vụ tainạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng năm 2011 bắt nguồn từ nguyên nhâncơ bản là người điều khiển phương tiện vi phạm các quy định về trật tựan toàn giao thông và những vi phạm trong quản lý doanh nghiệp của chủphương tiện như khoán doanh thu, khoán thời gian hành trình, không thựchiện quy định về thời gian trực tiếp lái xe…

Tình trạng “nhờn luật”trong giới trẻ; điều khiển xe lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảohiểm khi tham gia giao thông bằng môtô, xe máy; chống người thi hànhcông vụ có chiều hướng gia tăng; công tác đào tạo, sát hạch cấp giấyphép lái xe ở một số nơi chưa nghiêm túc… cũng là những nguyên nhân gâytai nạn và ùn tắc giao thông.

Thiết lập kỷ cương trật tự an toàn giao thông

Được lấy là Năm An toàn giao thông với chủ đề “Thiết lậpkỷ cương trật tự an toàn giao thông trong phạm vi cả nước và chống ùntắc giao thông ở các thành phố lớn”, năm 2012, các bộ, ngành, địa phươngđã đưa ra nhiều giải pháp thực hiện quyết liệt, đồng bộ để có thể kéosố vụ tai nạn, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông xuống từ5%-10% mỗi năm, cũng như từng bước cải thiện tình trạng ùn tắc giaothông tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhiều vấn đề cấp bách và lâu dài đãđược đề xuất như: tổ chức lại giao thông, đẩy mạnh phân làn giao thôngđường đô thị và phân luồng trên hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ; thu phí lưuhành phương tiện cá nhân; lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng lòngđường, vỉa hè ở các đô thị và hành lang an toàn giao thông…

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng để đảm bảo an toàn giao thôngthì các biện pháp cấp bách đặt ra là nâng cao năng lực, hiệu lực quản lýnhà nước; chống tiêu cực trong đăng ký, đăng kiểm, cấp bằng lái xe;tăng cường phối hợp các lực lượng tuần tra kiểm tra liên tục 365 ngày;quy định trách nhiệm cá nhân công chức, viên chức, người thực thi côngvụ trong an toàn giao thông.

Thông báo người vi phạm các quy định vềtrật tự an toàn giao thông đến tận khu dân cư, tổ chức, trên các phươngtiện thông tin đại chúng để răn đe; con cán bộ có vi phạm, bố mẹ phảichịu trách nhiệm. Đặc biệt, cần tăng cường nâng cao năng lực công táccưỡng chế thi hành pháp luật, có biện pháp mạnh với các hành vi vi phạm,tịch thu phương tiện tham gia đua xe trái phép, xử phạt ở mức cao nhấtđối với các vụ gây tai nạn, truy tố người vi phạm và bỏ tù những đốitượng cầm đầu đua xe trái phép.

Kiếnnghị từ hai thành phố lớn có nhiều bức xúc về vi phạm các quy định vềtrật tự an toàn giao thông là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy cùng vớicác biện pháp phạt nặng với các hành vi vi phạm, việc hạn chế phươngtiện cá nhân và người nhập cư vào khu vực đô thị trung tâm, tăng cườngphương tiện vận tải công cộng, quản lý chặt lòng đường, vỉa hè sẽ giúpgiảm đáng kể tình trạng tai nạn và ùn tắc giao thông.

Biện pháp mà HàNội chú trọng thực hiện ngay trong đầu năm nay là điều chỉnh giờ làmtrên địa bàn thành phố, phân làn tách dòng giao thông theo phương tiệntrên một số tuyến đường, xây dựng cầu đi bộ qua đường, sắp xếp điềuchỉnh lại luồng tuyến vận tải hành khách công cộng một cách hợp lý. Bêncạnh đó, Hà Nội cũng tiến hành thu hồi tất cả các vị trí dừng đỗ (cảkhông phép và có phép) gây ảnh hưởng tới giao thông, giải tỏa vi phạmhành lang giao thông; lấn chiếm hè phố; bố trí quỹ đất dành cho bãi đỗxe ngoài vành đai 2, vành đai 3; chuẩn bị đầu tư các dự án cải tạo nútgiao thông khác cốt…

Giữ vai trò chínhtrong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, ngành công an có nhiều đềxuất, kiến nghị mạnh mẽ như: quy vào tội gây rối trật tự công cộng đốivới hành vi đua xe trái phép; tịch thu các phương tiện tham gia đua xe,bất kể nguồn gốc từ đâu; đưa các hợp tác xã vận tải hành khách vào hoạtđộng kinh doanh có điều kiện để quản lý cho tốt; tăng mức phạt đối vớihành vi chống người thi hành công vụ…

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Trần ĐạiQuang, cần xử lý nghiêm, thu hồi giấy phép những trung tâm đào tạo láixe vi phạm, có tỷ lệ lái xe gây tai nạn cao, chấm dứt tình trạng đào tạobằng thật nhưng chất lượng giả, hướng tới việc cảnh sát giao thông thamgia sát hạch lái xe. Để xe được tham gia giao thông, các chủ xe ôtô bắtbuộc phải mở tài khoản và duy trì tài khoản đó, nếu có vi phạm sẽ bịkhấu trừ luôn, tránh trường hợp lái xe vi phạm, bỏ xe, chủ xe cũng trốnnộp phạt. Đặc biệt, Bộ trưởng Trần Đại Quang đề nghị nghiêm cấm lãnh đạo các cấp,các cán bộ, viên chức can thiệp vào việc xử lý trật tự an toàn giaothông của ngành công an./.

Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục