May rồng vàng nghìn vảy "độc đáo" biểu diễn Tết Giáp Thìn 2024

Những mô hình rồng vàng biểu diễn có họa tiết, trang trí vô cùng cầu kỳ đang được anh Bùi Viết Tưởng (Chương Mỹ, Hà Nội) gấp rút hoàn thiện để kịp phục vụ khách hàng dịp Tết Giáp Thìn 2024.

vnp-doi-mua-rong-1-824.jpg
Cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, gia đình anh Bùi Viết Tưởng (xã Quảng Bị, Chương Mỹ, Hà Nội) lại tất bật làm rồng để phục vụ nhu cầu tăng cao của khách hàng trong nước lẫn quốc tế. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp-doi-mua-rong-2-9295.jpg
Trong võ đường kiêm xưởng sản xuất của anh Bùi Viết Tưởng là những đầu lân, sư, rồng đủ sắc màu được xếp ngăn nắp chờ giao cho khách hàng. Đây là một trong số ít cơ sở còn duy trì sản xuất đầu lân, đầu rồng tại Hà Nội hiện nay. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp-doi-mua-rong-3-9096.jpg
Với niềm đam mê võ thuật cùng với sở thích xem múa lân từ nhỏ đã hướng anh Tưởng đến với nghệ thuật múa lân sư rồng và sản xuất đầu lân, đầu rồng. Gần 15 năm nay, anh đã cho ra thị trường hàng trăm đầu lân, đầu rồng với nhiều kiểu loại phong phú. Xưởng đắt hàng nhất vào dịp Tết Nguyên Đán và Tết Trung thu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp-doi-mua-rong-4-8336.jpg
Theo anh Tưởng, để sản xuất ra một đầu lân hay đầu rồng phải trải qua rất nhiều công đoạn. Từ làm khung - công đoạn khó nhất, đến cắt, may, làm phụ kiện trang trí… tất cả đều đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ đến từng chi tiết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp-doi-mua-rong-5-599.jpg
Năm 2024, anh Tưởng đã cho ra mắt mẫu rồng mới với khả năng chống chịu nước, có thể chơi được nhiều năm. Đặc biệt mô hình rồng biểu diễn năm nay được gắn thêm 2000 chiếc vảy vàng, khi biểu diễn sẽ phản quang rất đẹp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp-doi-mua-rong-6-6220.jpg
Để gắn được những chiếc vảy lên thân rồng rất phức tạp. Anh Tưởng cho hay mỗi con rồng dài gần 20 mét nhưng mỗi mét anh phải gắn mấy trăm vảy trên thân rồng để làm sao khi biểu diễn được dễ dàng. Quá trình hoàn thiện phần khung kết hợp nhiều công đoạn khác như trang trí cắt giấy, vải,... yêu cầu người thợ phải như họa sĩ tạo hình thực thụ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp-doi-mua-rong-7-9798.jpg
"Một bộ thân rồng riêng phần may đo mất từ 4-5 ngày, còn tổng thể để hoàn thiện một con rồng có thể lên tới 10-15 ngày," anh Tưởng cho hay. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp-doi-mua-rong-8-8322.jpg
Với anh Tưởng mỗi chiếc đầu rồng “ra lò” được xem là cả một tác phẩm nghệ thuật. Mỗi sản phẩm đó là kết tinh tình yêu văn hóa truyền thống cùng sự tài hoa của những người thợ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp-doi-mua-rong-9-4415.jpg
Trong dịp Tết, xưởng anh Tưởng đã sản xuất được 30 mô hình rồng để xuất khi khắp nơi, thậm chí ra cả nước ngoài như Austraslia, Malaysia, Thái Lan, Nga,... Nhiều đơn vị mua để phục vụ múa lễ hội, trưng bày, biểu diễn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp-doi-mua-rong-10-5664.jpg
Không chỉ chế tác, sản xuất đầu lân, rồng, anh Tưởng cũng tích hợp đóng góp cho nghệ thuật múa lân sư rồng. Hàng năm, tuy bận việc sản xuất nhưng anh vẫn cùng với các môn sinh của mình tham gia biểu diễn trong các ngày lễ, ngày hội lớn tại nhiều địa phương. Từ 2009 tới nay, sau 15 năm, võ đường của anh Tưởng đã đem về 358 tấm huy chương đủ loại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp-doi-mua-rong-11-7529.jpg
Anh Tưởng cho biết, đội múa rồng xã Quảng Bị quy tụ nhiều bạn trẻ yêu môn nghệ thuật truyền thống này. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp-doi-mua-rong-12-9625.jpg
Cận Tết Giáp Thìn 2024, anh và các thành viên trong đội tích cực luyện tập để con rồng có thể tạo nhiều tư thế đẹp như: Rồng chầu, rồng lượn, rồng bay, rồng uốn khúc... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp-doi-mua-rong-13-2592.jpg
Nếu như múa lân chỉ cần vài người thì mỗi màn múa rồng phải huy động hàng chục người. Việc luyện tập đòi hỏi sự ăn ý để có thể phối hợp nhịp nhàng, các động tác vũ đạo sinh động. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp-doi-mua-rong-14-9772.jpg
Anh Tưởng chia sẻ, múa rồng là nghệ thuật kết hợp sự mạnh mẽ, dứt khoát của bộ môn võ thuật cổ truyền cùng với sự khéo léo uyển chuyển khi điều khiển tạo nên những màn trình diễn độc đáo, đặc sắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp-doi-mua-rong-15-8812.jpg
Để được múa rồng, các thành viên trong đội phải đảm bảo các yêu cầu ngặt nghèo như có chiều cao tối thiểu 1m45, có thể lực tốt, có lòng nhiệt huyết. Múa rồng cần sự kết hợp tối thiểu của 9 người, các thành viên phải thuộc bài, ăn ý các động tác. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp-doi-mua-rong-16-4341.jpg
Đoàn lân sư rồng Tưởng Nghĩa Đường của anh Tưởng đã gây được tiếng vang tại nhiều lần biểu diễn trong và ngoài nước. Điều này đã góp phần gìn giữ những giá trị nghệ thuật truyền thống, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục