Con số 900 triệu USD phí tồn kho máy tính bảng Surface và tình hình sa sút của mảng kinh doanh máy tính cá nhân chạy Windows đã khiến "Gã khổng lồ" phần mềm Microsoft nhận "trái đắng" với lợi nhuận quý 4 năm tài chính 2013 thất vọng.
Theo báo cáo lợi nhuận công bố hôm thứ Năm (18/7) của Microsoft, trong quý Tư năm tài chính 2013, hãng này đạt mức lợi nhuận là 4,97 tỷ USD, tương đương với 59 cent/cổ phiếu, doanh thu đạt 19,9 tỷ USD. Kết quả kinh doanh trên đã bao gồm khoản phí tồn kho máy tính bảng Surface RT "khủng" lên tới 900 triệu USD.
Kết quả kinh doanh trên thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng của giới đầu tư tài chính ở Phố Wall. Giới đầu tư đã kỳ vọng Microsoft báo cáo kết quả lợi nhuận quý Tư ở mức 75 cent/cổ phiếu, với doanh thu 20,73 tỷ USD và lợi nhuận cả năm đạt 2,58 USD/cổ phiếu, với doanh thu 77,85 tỷ USD.
Thị trường chứng khoán đã có phản ứng mạnh mẽ trước kết quả kinh doanh thất vọng của Microsoft khi đẩy giá cổ phiếu của "gã khổng lồ" phần mềm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua chỉ sau vài giờ hãng này công bố kết quả kinh doanh. Kết thúc ngày giao dịch hôm 19/7, giá cổ phiếu của Microsoft ở mức 31,40 USD, giảm 4,04 USD. Tỷ lệ suy giảm đó đã làm "bốc hơi" hơn 32 tỷ USD giá trị cổ phần của Microsoft và là vụ mất giá cổ phiếu lớn nhất của hãng phần mềm lớn nhất thế giới này kể từ năm 2000.
Kết quả kinh doanh trên đã phản ánh một cách rõ nét cuộc đấu tranh khốc liệt mà hãng phần mềm lớn nhất thế giới đang phải trải qua. Đó là cuộc đấu tranh trong bản thân nội bộ hãng này khi lĩnh vực máy tính cá nhân và hệ điều hành Windows, lĩnh vực một thời đã đưa cái tên Micrsoft lên đến đỉnh cao của thế giới công nghệ, nay đã thoái trào trong sự vươn lên mạnh mẽ của lĩnh vực thiết bị di động.
Sự xuất hiện của máy tính bảng Surface như là kết quả của quá trình chuyển đổi chậm chạp của "gã khổng lồ" già nua nhằm thích ứng với xu thế mới đã không những không giúp hãng cải thiện tình trạng khó khăn mà lại ngày càng trở thành gánh nặng, kéo tụt hãng vào vũng lầy suy thoái.
Sự thất bại của Surface, có thể được lý giải bởi sự "lưu luyến" quá mức của Microsoft đối với hệ điều hành Windows. Thay vì, đầu tư nâng cấp thiết bị cho ít nhất "bằng bạn, bằng bè" với các thiết bị máy tính bảng của Google, Samsung, Apple về tính năng, kho ứng dụng thì Microsoft lại có vẻ như quá sa đà vào khâu thiết kế giao diện, loay hoay quanh việc có hay không có nút "Start." Kết quả là sau gần 1 năm ra mắt, Surface với hệ điều hành Windows 8 vẫn chưa tạo được sức hút với người tiêu dùng dù giá đã giảm mạnh.
Có thể nói, Microsoft đã bỏ lỡ cơ hội lớn và duy nhất cho đến thời điểm này để bứt phá vươn lên. "Đó là bỏ lỡ lớn nhất mà chúng tôi từng nhìn thấy từ Microsoft, lớn nhất mà tôi có thể nhớ," Brendan Barnicle, một nhà phân tích của Pacific Crest Securities cho biết. "Có vẻ như tất cả mọi thứ yếu."
Có vẻ như đã nhận thấy đế chế của mình đang ngày càng suy tàn, Steve Ballmer, Giám đốc điều hành của Microsoft, đã phải lên tiếng tuyên bố tái cơ cấu toàn diện công ty theo một mô hình tổ chức tương tự đối thủ Apple, một đợt cải tổ lớn nhất trong một thập kỷ qua của "gã khổng lồ" phần mềm.
Theo đó, Microsoft sẽ được tổ chức theo phương châm "Một Microsoft" - nghĩa là tất các bộ phận của hãng sẽ phát triển theo một chiến lược phát triển chung, có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thúc đẩy phát triển mảng kinh doanh thiết bị phần cứng với nội dung là nền tảng Windows được cải tiến mạnh mẽ, phù hợp với thị yếu tiêu dùng của người sử dụng.
Giới đầu tư tài chính và công nghệ kỳ vọng đợt cải tổ này sẽ giúp Microsoft thực sự thoát khỏi cái bóng thiên lệch quá lớn vào thiết kế phần mềm để thực sự trở thành đối thủ đáng gờm với những Apple, Samsung, Google đang "làm mưa, làm gió" trên thị trường thiết bị di động./.
Theo báo cáo lợi nhuận công bố hôm thứ Năm (18/7) của Microsoft, trong quý Tư năm tài chính 2013, hãng này đạt mức lợi nhuận là 4,97 tỷ USD, tương đương với 59 cent/cổ phiếu, doanh thu đạt 19,9 tỷ USD. Kết quả kinh doanh trên đã bao gồm khoản phí tồn kho máy tính bảng Surface RT "khủng" lên tới 900 triệu USD.
Kết quả kinh doanh trên thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng của giới đầu tư tài chính ở Phố Wall. Giới đầu tư đã kỳ vọng Microsoft báo cáo kết quả lợi nhuận quý Tư ở mức 75 cent/cổ phiếu, với doanh thu 20,73 tỷ USD và lợi nhuận cả năm đạt 2,58 USD/cổ phiếu, với doanh thu 77,85 tỷ USD.
Thị trường chứng khoán đã có phản ứng mạnh mẽ trước kết quả kinh doanh thất vọng của Microsoft khi đẩy giá cổ phiếu của "gã khổng lồ" phần mềm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua chỉ sau vài giờ hãng này công bố kết quả kinh doanh. Kết thúc ngày giao dịch hôm 19/7, giá cổ phiếu của Microsoft ở mức 31,40 USD, giảm 4,04 USD. Tỷ lệ suy giảm đó đã làm "bốc hơi" hơn 32 tỷ USD giá trị cổ phần của Microsoft và là vụ mất giá cổ phiếu lớn nhất của hãng phần mềm lớn nhất thế giới này kể từ năm 2000.
Kết quả kinh doanh trên đã phản ánh một cách rõ nét cuộc đấu tranh khốc liệt mà hãng phần mềm lớn nhất thế giới đang phải trải qua. Đó là cuộc đấu tranh trong bản thân nội bộ hãng này khi lĩnh vực máy tính cá nhân và hệ điều hành Windows, lĩnh vực một thời đã đưa cái tên Micrsoft lên đến đỉnh cao của thế giới công nghệ, nay đã thoái trào trong sự vươn lên mạnh mẽ của lĩnh vực thiết bị di động.
Sự xuất hiện của máy tính bảng Surface như là kết quả của quá trình chuyển đổi chậm chạp của "gã khổng lồ" già nua nhằm thích ứng với xu thế mới đã không những không giúp hãng cải thiện tình trạng khó khăn mà lại ngày càng trở thành gánh nặng, kéo tụt hãng vào vũng lầy suy thoái.
Sự thất bại của Surface, có thể được lý giải bởi sự "lưu luyến" quá mức của Microsoft đối với hệ điều hành Windows. Thay vì, đầu tư nâng cấp thiết bị cho ít nhất "bằng bạn, bằng bè" với các thiết bị máy tính bảng của Google, Samsung, Apple về tính năng, kho ứng dụng thì Microsoft lại có vẻ như quá sa đà vào khâu thiết kế giao diện, loay hoay quanh việc có hay không có nút "Start." Kết quả là sau gần 1 năm ra mắt, Surface với hệ điều hành Windows 8 vẫn chưa tạo được sức hút với người tiêu dùng dù giá đã giảm mạnh.
Có thể nói, Microsoft đã bỏ lỡ cơ hội lớn và duy nhất cho đến thời điểm này để bứt phá vươn lên. "Đó là bỏ lỡ lớn nhất mà chúng tôi từng nhìn thấy từ Microsoft, lớn nhất mà tôi có thể nhớ," Brendan Barnicle, một nhà phân tích của Pacific Crest Securities cho biết. "Có vẻ như tất cả mọi thứ yếu."
Có vẻ như đã nhận thấy đế chế của mình đang ngày càng suy tàn, Steve Ballmer, Giám đốc điều hành của Microsoft, đã phải lên tiếng tuyên bố tái cơ cấu toàn diện công ty theo một mô hình tổ chức tương tự đối thủ Apple, một đợt cải tổ lớn nhất trong một thập kỷ qua của "gã khổng lồ" phần mềm.
Theo đó, Microsoft sẽ được tổ chức theo phương châm "Một Microsoft" - nghĩa là tất các bộ phận của hãng sẽ phát triển theo một chiến lược phát triển chung, có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thúc đẩy phát triển mảng kinh doanh thiết bị phần cứng với nội dung là nền tảng Windows được cải tiến mạnh mẽ, phù hợp với thị yếu tiêu dùng của người sử dụng.
Giới đầu tư tài chính và công nghệ kỳ vọng đợt cải tổ này sẽ giúp Microsoft thực sự thoát khỏi cái bóng thiên lệch quá lớn vào thiết kế phần mềm để thực sự trở thành đối thủ đáng gờm với những Apple, Samsung, Google đang "làm mưa, làm gió" trên thị trường thiết bị di động./.
Việt Đức (Vietnam+)