Chính phủ Australia ngày 2/8 đã lên tiếng bác bỏ kế hoạch của Mỹ đặt một hạm đội tác chiến tại bang Tây Australia.
Bộ Quốc phòng Australia cho hay Mỹ được phép tiếp cận và sử dụng các cơ sở hạ tầng của Australia bên cạnh các cơ sở chung như Pine Gap.
Tuy nhiên, "một căn cứ Mỹ đảm bảo cho cả một hạm đội tác chiến tàu sân bay hoặc một cảng lưu trú thường xuyên tại đây là không phù hợp."
Ý tưởng đặt căn cứ cho một hạm đội tác chiến tàu sân bay tại HMAS Stirling, gần thành phố Perth, thủ phủ bang Tây Australia được nêu trong một báo cáo triển khai lực lượng Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, gửi cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hồi cuối tháng 6/2012.
Lựa chọn sử dụng HMAS Stirling cho một hạm đội tác chiến tàu sân bay nằm trong số những khả năng tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại khu vực.
Theo báo cáo, hạm đội tác chiến có thể bao gồm một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng chở chín máy bay chiến đấu, hai tàu tuần tiễu mang tên lửa dần đường, hai đến ba tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, một đến hai tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân và một số tàu hậu cần.
Ngân sách đảm bảo cho hạm đội này có thể lên tới 6 tỷ USD.
Bộ Quốc phòng Australia nhấn mạnh báo cáo trên chỉ là một đánh giá độc lập về lực lượng Mỹ trong khu vực đảm trách của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương để cho Quốc hội Mỹ thao khảo chứ không phải là một chính sách của chính phủ.
Theo chính sách hiện nay của Australia và Mỹ, tăng cường hợp tác quốc phòng sẽ được triển khai theo ba giai đoạn, trước hết là dần dần đẩy mạnh hoạt động của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tại Lãnh thổ phía Bắc. Đến nay đã có 250 trong tổng số 2.500 Thủy quân lục chiến Mỹ được đưa tới Australia.
Giai đoạn hai là tăng khả năng tiếp cận cho máy bay Mỹ tới RAAF Darwin và RAAF Tinda ở phía Bắc Australia.
Giai đoạn cuối cùng sẽ là tăng cường các chuyến viếng thăm của tàu Mỹ tới căn cứ HMAS Stirling, căn cứ hải quân chính của Australia tại Ấn Độ Dương./.
Bộ Quốc phòng Australia cho hay Mỹ được phép tiếp cận và sử dụng các cơ sở hạ tầng của Australia bên cạnh các cơ sở chung như Pine Gap.
Tuy nhiên, "một căn cứ Mỹ đảm bảo cho cả một hạm đội tác chiến tàu sân bay hoặc một cảng lưu trú thường xuyên tại đây là không phù hợp."
Ý tưởng đặt căn cứ cho một hạm đội tác chiến tàu sân bay tại HMAS Stirling, gần thành phố Perth, thủ phủ bang Tây Australia được nêu trong một báo cáo triển khai lực lượng Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, gửi cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hồi cuối tháng 6/2012.
Lựa chọn sử dụng HMAS Stirling cho một hạm đội tác chiến tàu sân bay nằm trong số những khả năng tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại khu vực.
Theo báo cáo, hạm đội tác chiến có thể bao gồm một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng chở chín máy bay chiến đấu, hai tàu tuần tiễu mang tên lửa dần đường, hai đến ba tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, một đến hai tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân và một số tàu hậu cần.
Ngân sách đảm bảo cho hạm đội này có thể lên tới 6 tỷ USD.
Bộ Quốc phòng Australia nhấn mạnh báo cáo trên chỉ là một đánh giá độc lập về lực lượng Mỹ trong khu vực đảm trách của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương để cho Quốc hội Mỹ thao khảo chứ không phải là một chính sách của chính phủ.
Theo chính sách hiện nay của Australia và Mỹ, tăng cường hợp tác quốc phòng sẽ được triển khai theo ba giai đoạn, trước hết là dần dần đẩy mạnh hoạt động của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tại Lãnh thổ phía Bắc. Đến nay đã có 250 trong tổng số 2.500 Thủy quân lục chiến Mỹ được đưa tới Australia.
Giai đoạn hai là tăng khả năng tiếp cận cho máy bay Mỹ tới RAAF Darwin và RAAF Tinda ở phía Bắc Australia.
Giai đoạn cuối cùng sẽ là tăng cường các chuyến viếng thăm của tàu Mỹ tới căn cứ HMAS Stirling, căn cứ hải quân chính của Australia tại Ấn Độ Dương./.
Quang Minh/Sydney (Vietnam+)