Mỹ đưa bệnh đậu mùa khỉ thành bệnh phải khai báo toàn quốc

Các bang tại Mỹ sẽ được yêu cầu báo cáo các ca đậu mùa khỉ đã được xác nhận hoặc nghi nhiễm trong vòng 24 giờ. CDC yêu cầu chỉa sẻ số liệu cả trước khi việc điều tra một ca bệnh hoàn tất.
Mỹ đưa bệnh đậu mùa khỉ thành bệnh phải khai báo toàn quốc ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: channelnewsasia)

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 27/7 cho biết có kế hoạch đưa bệnh đậu mùa khi đang lây lan nhanh chóng thành bệnh phải khai báo trên toàn quốc.

Quyết định này dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, cập nhật tiêu chí báo cáo số liệu về các ca bệnh của các bang lên CDC và sẽ cho cho phép CDC theo dõi và đáp ứng với bệnh đậu mùa khỉ cả sau khi đợt dịch hiện nay giảm.

Hơn 3.500 ca bệnh đậu mùa khỉ đã được ghi nhận tại Mỹ tính đến ngày 26/7.

[Thành phố New York đề nghị WHO đổi tên virus bệnh đậu mùa khỉ]

Các bang sẽ được yêu cầu báo cáo các ca đậu mùa khỉ đã được xác nhận hoặc nghi nhiễm trong vòng 24 giờ. CDC yêu cầu chỉa sẻ số liệu cả trước khi việc điều tra một ca bệnh hoàn tất.

Các sở y tế bang hiện không được yêu cầu cung cấp cho chính phủ liên bang số liệu theo tiêu chuẩn về bệnh đậu mùa khỉ.

Ngày 23/7 vừa qua, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu do tốc độ lây truyền nhanh, nguy cơ về sự lan rộng hơn nữa tới các quốc gia khác./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.