Phát biểu trong cuộc gặp các cựu chiến binh Mỹ ở Indianapolis, bang Indiana ngày 23/8, Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden cho biết ông đang hối thúc các nhà lãnh đạo Iraq gạt bỏ những sự khác biệt và tiến tới thành lập một chính phủ.
Ông Biden đưa ra tuyên bố trên khi chỉ còn khoảng một tuần là đến thời hạn Mỹ chấm dứt sứ mệnh của lực lượng chiến đấu ở Iraq. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ấn định ngày 31/8 kết thúc sứ mệnh chiến đấu của các lực lượng Mỹ tại Iraq, và còn khoảng 50.000 binh sĩ Mỹ sẽ ở lại để hỗ trợ và huấn luyện lực lượng an ninh nước sở tại tới cuối năm 2011.
Phó Tổng thống Biden cho biết ông sẽ tiếp tục thúc ép để các nhà lãnh đạo chính trị Iraq đẩy nhanh tiến trình thương lượng thành lập chính phủ. Tuy thừa nhận rằng "điều này sẽ rất khó khăn, trước đó Iraq chưa bao giờ có một chính phủ như vậy," song ông "hoàn toàn tin tưởng Iraq sẽ thành lập được một chính phủ đoàn kết dân tộc có thể giúp duy trì đất nước."
Liên quan vai trò của Iran trong các diễn biến chính trị tại Iraq, Phó Tổng thống Biden cho rằng tầm hưởng của Tehran đối với Baghdad đã bị thổi phồng và những nỗ lực của Nhà nước Hồi giáo can thiệp vào cuộc bầu cử Quốc hội Iraq đã thất bại.
Hiện những thành phần nổi dậy ở Iraq đang lợi dụng khoảng trống quyền lực tạo ra bởi sự rạn nứt giữa các đảng phái chính trị trong việc thiết lập một chính phủ liên minh sau cuộc bầu cử Quốc hội tháng 3 năm nay.
Trước đó, Liên minh người Iraq (IL) của cựu Thủ tướng Iyad Allawi và Liên minh Nhà nước pháp quyền (SOL) của đương kim Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki ngày 17/8 đã chấm dứt các cuộc đàm phán thành lập liên minh cầm quyền dù chưa đạt kết quả cụ thể.
Theo kết quả bầu cử Quốc hội Iraq công bố ngày 26/3, SOL giành được 89 ghế, INA về thứ ba với 70 ghế. IL đứng đầu với 91 ghế nhưng không đủ tạo lập liên minh có đa số tuyệt đối để giành quyền thành lập chính phủ.
Về cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan, Phó Tổng thống Biden cho rằng những chiến dịch của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu ở quốc gia Nam Á này vẫn tiếp tục ghi nhận những tiến triển đáng kể và hiện còn quá sớm để nói về một thất bại tại chiến trường này.
Đề cập thời hạn rút quân khỏi Afghanistan, dự kiến vào tháng 7/2011, ông Biden tuyên bố điều đó không có nghĩa là Mỹ sẽ rút khỏi quốc gia Nam Á này, mà đơn giản là quyền chỉ đạo sẽ dần được chuyển giao cho các lực lượng an ninh Afghanistan.
Trong khi đó, Tướng Bill Caldwell, phụ trách huấn luyện quân đội và cảnh sát Afghanistan, tuyên bố lực lượng an ninh địa phương chưa thể sẵn sàng tiếp quản vai trò của liên minh đa quốc gia tại đây trước thời điểm dự kiến tháng 10 năm sau, tức ba tháng sau khi Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan.
Mỹ và các đồng minh trong khối NATO coi việc tăng cường năng lực cho lực lượng cảnh sát và quân đội địa phương là yếu tố then chốt cho phép rút lực lượng quân sự nước ngoài khỏi Afghanistan.
Tuy nhiên, vị tướng Mỹ cho rằng quân đội và cảnh sát sẽ không thể đảm nhận thường xuyên vai trò trước ngày 31/10/2011, thời điểm quân số NATO dự kiến sẽ lên đến hơn 300.000 người./.
Ông Biden đưa ra tuyên bố trên khi chỉ còn khoảng một tuần là đến thời hạn Mỹ chấm dứt sứ mệnh của lực lượng chiến đấu ở Iraq. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ấn định ngày 31/8 kết thúc sứ mệnh chiến đấu của các lực lượng Mỹ tại Iraq, và còn khoảng 50.000 binh sĩ Mỹ sẽ ở lại để hỗ trợ và huấn luyện lực lượng an ninh nước sở tại tới cuối năm 2011.
Phó Tổng thống Biden cho biết ông sẽ tiếp tục thúc ép để các nhà lãnh đạo chính trị Iraq đẩy nhanh tiến trình thương lượng thành lập chính phủ. Tuy thừa nhận rằng "điều này sẽ rất khó khăn, trước đó Iraq chưa bao giờ có một chính phủ như vậy," song ông "hoàn toàn tin tưởng Iraq sẽ thành lập được một chính phủ đoàn kết dân tộc có thể giúp duy trì đất nước."
Liên quan vai trò của Iran trong các diễn biến chính trị tại Iraq, Phó Tổng thống Biden cho rằng tầm hưởng của Tehran đối với Baghdad đã bị thổi phồng và những nỗ lực của Nhà nước Hồi giáo can thiệp vào cuộc bầu cử Quốc hội Iraq đã thất bại.
Hiện những thành phần nổi dậy ở Iraq đang lợi dụng khoảng trống quyền lực tạo ra bởi sự rạn nứt giữa các đảng phái chính trị trong việc thiết lập một chính phủ liên minh sau cuộc bầu cử Quốc hội tháng 3 năm nay.
Trước đó, Liên minh người Iraq (IL) của cựu Thủ tướng Iyad Allawi và Liên minh Nhà nước pháp quyền (SOL) của đương kim Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki ngày 17/8 đã chấm dứt các cuộc đàm phán thành lập liên minh cầm quyền dù chưa đạt kết quả cụ thể.
Theo kết quả bầu cử Quốc hội Iraq công bố ngày 26/3, SOL giành được 89 ghế, INA về thứ ba với 70 ghế. IL đứng đầu với 91 ghế nhưng không đủ tạo lập liên minh có đa số tuyệt đối để giành quyền thành lập chính phủ.
Về cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan, Phó Tổng thống Biden cho rằng những chiến dịch của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu ở quốc gia Nam Á này vẫn tiếp tục ghi nhận những tiến triển đáng kể và hiện còn quá sớm để nói về một thất bại tại chiến trường này.
Đề cập thời hạn rút quân khỏi Afghanistan, dự kiến vào tháng 7/2011, ông Biden tuyên bố điều đó không có nghĩa là Mỹ sẽ rút khỏi quốc gia Nam Á này, mà đơn giản là quyền chỉ đạo sẽ dần được chuyển giao cho các lực lượng an ninh Afghanistan.
Trong khi đó, Tướng Bill Caldwell, phụ trách huấn luyện quân đội và cảnh sát Afghanistan, tuyên bố lực lượng an ninh địa phương chưa thể sẵn sàng tiếp quản vai trò của liên minh đa quốc gia tại đây trước thời điểm dự kiến tháng 10 năm sau, tức ba tháng sau khi Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan.
Mỹ và các đồng minh trong khối NATO coi việc tăng cường năng lực cho lực lượng cảnh sát và quân đội địa phương là yếu tố then chốt cho phép rút lực lượng quân sự nước ngoài khỏi Afghanistan.
Tuy nhiên, vị tướng Mỹ cho rằng quân đội và cảnh sát sẽ không thể đảm nhận thường xuyên vai trò trước ngày 31/10/2011, thời điểm quân số NATO dự kiến sẽ lên đến hơn 300.000 người./.
(TTXVN/Vietnam+)