Ngày 1/8, các thị trường chứng khoán châu Á có được động lực đi lên sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo về thỏa thuận đạt được vào phút chót về nâng trần nợ công nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 1,7%, sau hai phiên rớt điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 39,1 điểm, hay 1,83%, lên 2.172,31 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 73,2 điểm, hay 1,65%, lên 4.497,8 điểm. Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 131,98 điểm, hay 1,34%, lên 9.965,01 điểm, nhích gần tới mức cao kỷ lục bốn tháng đạt được hồi đầu tháng trước.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 223,12 điểm, hay 0,99%, lên 22.663,37 điểm. Chỉ số Weighted của Đài Loan tăng 57,2 điểm, hay 0,66%, lên 8.701,38 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 2,05 điểm, hay 0,08%, lên 2.703,78 điểm.
Những người đứng đầu đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ của Mỹ đã nhất trí sẽ cắt giảm hơn 2.000 tỷ USD chi tiêu Liên bang, từ đó hạ thâm hụt ngân sách 1.000 tỷ USD trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, hai đảng sẽ chưa bỏ phiếu cho đến sớm nhất là trong ngày 1/8.
Nhà phân tích chứng khoán Lorraine Tan của Standard and Poor's (S&P) tại Singapore, cho rằng nước Mỹ sẽ không vỡ nợ. Mặc dù vậy, một số nhà phân tích vẫn cho rằng các cơ quan xếp hạng tín dụng sẽ đánh tụt mức xếp hạng AAA hiện nay của nước này.
Theo Paul Dales, nhà kinh tế hàng đầu người Mỹ thuộc Capital Economic, vấn đề hiện nay là việc các cơ quan xếp hạng sẽ ra quyết định trong tuần này hay chờ thêm một thời gian ngắn nữa, còn vấn đề dài hạn là cục diện tài chính của Mỹ sẽ vẫn ngặt nghèo.
Các thị trường sụt giảm cuối tuần trước do lo ngại sự bế tắc trong vấn đề nâng trần nợ sẽ khiến nước Mỹ bị vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử, sau khi Bộ Tài chính nước này nói họ sẽ mất khả năng thanh toán nợ nếu mức trần nợ không được nâng lên.
Tuy nhiên, sự phục hồi của các thị trường trong phiên giao dịch đầu tuần có thể bị hạn chế do lo ngại về đà tăng trưởng chậm của kinh tế Mỹ (tăng 1,3% trong quý 2/2011), trong khi nguy cơ suy thoái kép của nền kinh tế lớn nhất thế giới không phải là điều có thể loại trừ. Các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi số liệu mới nhất về chế tạo, doanh số bán ô tô và tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ được công bố trong tuần này.
Theo người phụ trách hoạt động đầu tư của PIMCO ở California, để phục hồi bền vững, các thị trường cần nhiều hơn một thỏa thuận của Chính phủ và Quốc hội Mỹ về cắt giảm chi tiêu. Tiếp theo đó, các nhà đầu tư muốn nhìn thấy những cải cách tài chính có hệ thống cũng như những giải pháp bổ sung nhằm dỡ bỏ những trở ngại về cơ cấu đối với vấn đề tăng trưởng và việc làm. Các thị trường cũng đặt câu hỏi liệu thỏa thuận hai bước này đã đủ để loại bỏ nguy cơ S&P sẽ đánh tụt xếp hạng của Mỹ./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 1,7%, sau hai phiên rớt điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 39,1 điểm, hay 1,83%, lên 2.172,31 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 73,2 điểm, hay 1,65%, lên 4.497,8 điểm. Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 131,98 điểm, hay 1,34%, lên 9.965,01 điểm, nhích gần tới mức cao kỷ lục bốn tháng đạt được hồi đầu tháng trước.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 223,12 điểm, hay 0,99%, lên 22.663,37 điểm. Chỉ số Weighted của Đài Loan tăng 57,2 điểm, hay 0,66%, lên 8.701,38 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 2,05 điểm, hay 0,08%, lên 2.703,78 điểm.
Những người đứng đầu đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ của Mỹ đã nhất trí sẽ cắt giảm hơn 2.000 tỷ USD chi tiêu Liên bang, từ đó hạ thâm hụt ngân sách 1.000 tỷ USD trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, hai đảng sẽ chưa bỏ phiếu cho đến sớm nhất là trong ngày 1/8.
Nhà phân tích chứng khoán Lorraine Tan của Standard and Poor's (S&P) tại Singapore, cho rằng nước Mỹ sẽ không vỡ nợ. Mặc dù vậy, một số nhà phân tích vẫn cho rằng các cơ quan xếp hạng tín dụng sẽ đánh tụt mức xếp hạng AAA hiện nay của nước này.
Theo Paul Dales, nhà kinh tế hàng đầu người Mỹ thuộc Capital Economic, vấn đề hiện nay là việc các cơ quan xếp hạng sẽ ra quyết định trong tuần này hay chờ thêm một thời gian ngắn nữa, còn vấn đề dài hạn là cục diện tài chính của Mỹ sẽ vẫn ngặt nghèo.
Các thị trường sụt giảm cuối tuần trước do lo ngại sự bế tắc trong vấn đề nâng trần nợ sẽ khiến nước Mỹ bị vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử, sau khi Bộ Tài chính nước này nói họ sẽ mất khả năng thanh toán nợ nếu mức trần nợ không được nâng lên.
Tuy nhiên, sự phục hồi của các thị trường trong phiên giao dịch đầu tuần có thể bị hạn chế do lo ngại về đà tăng trưởng chậm của kinh tế Mỹ (tăng 1,3% trong quý 2/2011), trong khi nguy cơ suy thoái kép của nền kinh tế lớn nhất thế giới không phải là điều có thể loại trừ. Các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi số liệu mới nhất về chế tạo, doanh số bán ô tô và tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ được công bố trong tuần này.
Theo người phụ trách hoạt động đầu tư của PIMCO ở California, để phục hồi bền vững, các thị trường cần nhiều hơn một thỏa thuận của Chính phủ và Quốc hội Mỹ về cắt giảm chi tiêu. Tiếp theo đó, các nhà đầu tư muốn nhìn thấy những cải cách tài chính có hệ thống cũng như những giải pháp bổ sung nhằm dỡ bỏ những trở ngại về cơ cấu đối với vấn đề tăng trưởng và việc làm. Các thị trường cũng đặt câu hỏi liệu thỏa thuận hai bước này đã đủ để loại bỏ nguy cơ S&P sẽ đánh tụt xếp hạng của Mỹ./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)